23/11/2024 | 06:47 GMT+7, Hà Nội

Năm Mậu Tuất 2018 cắm đào như thế nào để tài lộc no đủ cả năm

Cập nhật lúc: 13/02/2018, 12:34

Đã từ rất lâu đời, Hoa đào được tượng trưng cho sự may mắn và tràn đầy sức sống trong mỗi dịp tết đến xuân về. Hầu như mọi gia đình đều sắm cho mình những cành đào hoặc một chậu hoa để trang trí cho ngôi nhà có thêm không khí mùa xuân.

1. Tại sao lại ngày Tết lại trưng cành đào

Tại sao lại ngày Tết lại trưng cành đào

Tại sao lại ngày Tết lại trưng cành đào

 Theo truyền thuyết xưa kể lại, ở phía Đông núi Sóc Sơn xưa kia có một cây đào cổ thụ. Cây to lớn sum sê khác thường, tán cây rộng tới nỗi che phủ được cả một vùng. Trên cây đào cổ có hai vị thần là Trà và Uất Lũy ngụ.

Hai vị thần này luôn che chở cho dân chúng trong vùng được an lành, xua đuổi ma quỷ, yêu quái tránh xa. Không biết bao nhiêu quỷ dữ, yêu ma đã bị hai vị thần này hàng phục. Chúng khiếp sợ hai thần nên cũng sợ cả cây đào.

Song theo lệ, cứ tới ngày cuối năm là hai vị thần phải về chầu trời, bẩm tấu với Ngọc Hoàng những việc đang xảy ra dưới trần thế.

Sợ rằng trong những ngày hai thần đi vắng, lũ yêu ma quỷ quái biết được lộng hành nên dân chúng bảo nhau đến chỗ hai thần ngự - tức là cây đào cổ thụ, lấy cành đào đem về cắm trong lọ trưng ở nhà để ma quỷ nhìn thấy tưởng hai thần vẫn ở dương gian mà không dám làm càn. Kể từ đó, người dân có lệ cứ tới dịp Tết là cắm đào trong nhà để trừ tà, đuổi yêu ma.

2. Hướng dẫn chọn mua đào

Hướng dẫn chọn mua đào

Hướng dẫn chọn mua đào

Đối với đào cành thì điểm chú ý trước hết là hoa (nụ), tán tròn được phân bổ đều trên cành, các nhánh đều nhau. Những cành mời được cắt từ trên cây phải còn tươi nguyên thì mới có sức sinh trưởng mạnh.

Đối với đào cây, điều kiện đầu tiên là phải chắc khỏe, có gốc cây to, thân cây xù xì. Cây phải tươi tắn, không bị héo do chuyển từ vườn đất vào chậu. Các nhánh nhỏ phải vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu đến cuối. Nếu hoa đã nở thì phải có đường kính to, không bị dập nát cánh và các vết sâu bệnh.

Cho dù là đào cành hay là đào cây trồng trong chậu thì cần ưu tiên 3 thế hệ : Hoa, nụ và lộc non. Nên  mua đào có dăm nhỏ và ngắn vì khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp và cân đối. Còn những cành đào có dăm to, lúc nở thì hoa có vẻ thưa thớt, trông sẽ không đẹp mắt.

Bạn nên mua đào vào thời điểm cách ngày tết từ 3-5 ngày, như vậy sẽ dễ dàng chọn lựa được cành đào có khả năng nở đúng dịp mong muốn. Đào cây ở trong chậu thì sẽ nở chậm hơn đào cành cho nên bạn cần chọn những chậu mà hoa đã chớm nở. Không nên chọn mua những cành đào có tán bị lệch và cành có nụ quá nhỏ vì sẽ rất khó nở. ( còn gọi là đào điếc )

Ngoài ra, khi mua những cành đào các bạ nên cần kiểm tra xem hoa thật hay giả. Đôi lúc do thời tiết không thuận lợi , hoa nở không đúng lúc cho nên người bán thường gắn thêm nụ, thêm hoa bằng keo dính.

3. Hướng dẫn trang trí hoa đào để tài lộc no

Hướng dẫn trang trí hoa đào để tài lộc no

Hướng dẫn trang trí hoa đào để tài lộc no

Với các gia đình miền Bắc, thấy cành đào trong nhà tức là thấy Tết, nhà nghèo tới mấy cũng cố gắng sắm sửa lấy cành đào nhỏ trưng trong nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy đời sống, nếu biết cách cắm đào, đặt bình đào đúng hướng, chuẩn phong thủy thì sẽ càng thêm nhiều may mắn, tài lộc.

Đào thường có hai màu là hồng hoặc đỏ, là màu ứng với hành Hỏa. Vì thế, tùy theo tuổi, theo mệnh của gia chủ mà xem xét để cắm cành đào hợp phong thủy nhất có thể.

Hỏa khắc với Kim và Thủy nên người mệnh Kim và mệnh Thủy nên chọn bình cắm đào có màu theo mệnh ngũ hành hoặc hành tương sinh để thêm may mắn. Ví dụ, người mệnh Kim nên dùng bình màu trắng, bạc hoặc màu vàng, nâu (hành Thổ). Người mệnh Thủy nên chọn bình màu xanh da trời, đen hoặc màu trắng, bạc (hành Kim).

Ngoài ra, khi trưng cành đào cũng phải xem hướng nhà. Xét theo con giáp của năm mà mỗi năm lại phải thay đổi hướng cắm cành đào hợp phong thủy.

  • Năm Tý, Thìn, Thân: nên đặt bình cắm đào ở hướng Tây.
  • Năm Ngọ, Tuất, Dần: nên đặt bình cắm đào ở hướng Đông.
  • Năm Tỵ, Dậu, Sửu: nên đặt bình cắm đào ở hướng Nam.
  • Năm Mão, Mùi, Hợi: nên đặt bình cắm đào ở hướng Bắc.

Khi đã chọn được hướng đặt bình, nếu có thể gia chủ hãy cân nhắc thêm về màu sắc bình.

  • Bình ở hướng Bắc: bình màu xanh da trời, đen.
  • Bình ở hướng Đông, Đông Nam: bình màu xanh ngọc, xanh lá cây.
  • Bình ở hướng Nam: bình màu đỏ, tím.
  • Bình ở hướng Tây, Tây Bắc: bình màu vàng, trắng.
  • Bình ở hướng Tây Nam, Đông Bắc: bình màu vàng nâu.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc đào chuẩn

Hướng dẫn cách chăm sóc đào chuẩn

Hướng dẫn cách chăm sóc đào chuẩn

Đối với đào cành sau khi mua về bạn hãy dùng lửa đốt gốc cành cho cháy xém rồi mới bắt đầu bỏ vào bình. Hoặc có thể nhúng vào nước nóng 70 – 80 độ C để các chat dinh dưỡng dự trữ trong cành không bị thẩm thấu ra ngoài.

Nước dùng phải là nước sạch, cứ vài ngày cứ thay nước một lần, có thể bỏ thêm ít đường và vitamin B1 vào để nước có thêm dinh dưỡng nuôi cành.

Đối với cây đào được trồng trong chậu, các bạn có để ý tưới nước đều đặn, để chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không nên tưới quá nhiều nước, tránh trường hợp cây sẽ bị thối rễ.

Ngoài ra, khi chăm trong cho đào các bạn nên chú ý đến thời tiết, không khí nóng  hoa sẽ dễ nở rộ trước tết, chính vì thế bạn cần hạn chế tưới nước. Nếu cành đào trong bình nở quá sớm, các bạn có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách chỗ phân nhánh 15-20cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ nước hoặc đất đi nuôi cây.

Trên đây, là bài viết mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm khi lựa chọn cho mình những cành đào, cây đào  để trang trí cho ngôi nhà thêm ấm cúng vào dịp tết. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi đọc xong bài viết này.