25/11/2024 | 06:21 GMT+7, Hà Nội

Nấm linh chi Trung Quốc áp đảo nấm Việt

Cập nhật lúc: 30/07/2015, 05:54

Hiện nay trên thị trường, đa phần nấm linh chi xuất xứ từ Trung Quốc, áp đảo nấm linh chi của Việt Nam khiến người tiêu dùng hoang mang.

Trong tháng 7, quản lý thị trường TP HCM đã phạt hành chính 8 tỷ đồng các mặt hàng giả, lậu bày bán trên thị trường; tạm giữ số hàng trị giá lên tới 53 tỷ đồng, trong đó, có nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi xuất xứ Trung Quốc.

Hơn 70% nấm linh chi xuất xứ Trung Quốc

Theo Người tiêu dùng, nấm Linh chi xuất xứ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN, chiếm hơn 70% thị phần cả nước. Thế nhưng, tất cả các sản phẩm Linh chi này đều được các cửa hàng buôn bán thảo dược 'thay tên đổi họ'.

Nấm linh chi Trung Quốc được bày bán trên thị trường

Với thủ đoạn kinh doanh này, Nấm Linh chi dễ dàng được đẩy giá lên cao ngất ngưởng. Điều đáng báo động hơn nữa, là các sản phẩm nâm Linh chi xuất xứ Trung Quốc đa phần đều nhập lậu, không qua kiểm tra nên ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khi hỏi về giá cả thì chủ của hàng chần chừ báo giá loại được đóng trong bao có hình hai con chim phượng hoàng, báo giá 3,2 triệu đồng/kg và 1,4 triệu đồng/kg, còn loại cắt thành từng lát mỏng trọng lượng 300g có giá 920.000 đồng. Không chỉ có vậy, bà chủ cửa hàng còn nhanh miệng quảng cáo thêm: "Cửa hàng còn có mua nấm linh chi xay.

Loại này cũng tốt lắm, đảm bảo chất lượng không bị pha chế gì hết". Thấy chúng tôi còn ngần ngại, bà chủ cửa hàng giới thiệu tiếp: "Loại này rất tiện dụng, chỉ cần cho vào nước ấm đánh tan mà không cần phải đun nấu, giá cả phải chăng hơn. Loại này dùng làm quà biếu rất thích hợp”.

Nấm linh chi Việt thua “sân nhà”

Dễ giải thích vì sao linh chi Việt Nam không chỉ xuất khẩu khó khăn mà còn bị so thấp giá so với nấm Trung Quốc. Chẳng hạn, giá bán linh chi Việt Nam vào khoảng 800.000 đồng/kg đến 1.800.000 đồng/kg; trong khi nấm linh chi Hàn Quốc nhập vào Việt Nam dao động từ 1.500.000 đồng/kg đến 2.500.000 đồng/kg nhưng linh chi Hàn Quốc vẫn được chuộng.

Theo thạc sĩ Cổ Đức Trọng, người có hơn 20 năm gắn bó với cây nấm linh chi ở Việt Nam, hiện nay các loại linh chi nhập lậu từ Trung Quốc đang thống lĩnh thị trường. Hiện mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 300 tấn nấm linh chi nhưng sản phẩm nấm linh chi trồng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 100 tấn, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

“Nấm linh chi Trung Quốc giá chỉ khoảng 300.000 đồng/kg đến 400.000 đồng/kg. Vì vậy, nấm Trung Quốc thường được giả làm nấm Hàn Quốc hoặc nấm Việt Nam bán với giá cao” - ThS Trọng thông tin.

Các loại linh chi nhập lậu từ Trung Quốc đang thống lĩnh thị trường. Hiện mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 300 tấn nấm linh chi nhưng sản phẩm nấm linh chi trồng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 100 tấn, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Đặc biệt, các sản phẩm linh chi từ Trung Quốc có kiểu dáng và màu sắc gần giống hệt với các sản phẩm cùng loại của Hàn Quốc nên người mua rất khó phân biệt. Bên cạnh đó, do quản lý chưa nghiêm nên các cửa hàng buôn bán thảo dược thường quảng cáo là nấm Hàn Quốc xách tay để dễ tiêu thụ và bán với giá cao.

Hiện linh chi Trung Quốc nhập theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam bán với chỉ 200.000 đồng/kg nên khi gán mác nấm Hàn Quốc xách tay thì có thể thu lại lợi nhuận rất lớn.

Các  loại nấm linh chi Trung Quốc được bày bán trên thị trường hiện nay đa số đều được nhập theo đường tiểu ngạch từ biên giới nên hầu hết đều không qua các khâu kiểm tra y tế. Do đó, khả năng tồn dư các độc tố trong quá trình sản xuất là rất cao. Người tiêu dùng mua phải những loại nấm này không những không chữa khỏi bệnh mà còn có nguy cơ rước thêm bệnh.

Để giải quyết bài toán đầu ra cho linh chi Việt, ông Lê Nguyễn Kháng, phụ trách kỹ thuật ở HTX Nấm Việt (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi), nói: “Cần có một đơn vị đủ thẩm quyền, tầm nhìn, cái tâm để đứng ra tổ chức, quản lý việc trồng và kinh doanh linh chi.

Có như vậy người tiêu dùng mới mua được sản phẩm tốt, DN bán được hàng. Nếu cứ để tự phát, mạnh ai nấy làm như hiện nay thì khó tồn tại, cạnh tranh được”./.