22/11/2024 | 01:58 GMT+7, Hà Nội

Muốn dứt điểm cảm cúm, đừng bao giờ "đụng" tới các sản phẩm này!

Cập nhật lúc: 04/12/2015, 15:33

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người bị cảm cúm có các biểu hiện sốt nóng nhưng cơ thể lại có cảm giác lạnh, đau đầu, đau mình, tắc mũi, chảy nước mũi.

Nếu để lâu ngày không dứt điểm bệnh có thể phát triển thành viêm phổi, viêm xoang...

Đối tượng dễ bị cúm là người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Các nguyên nhân như ít ngủ, làm việc quá sức, bị cảm lạnh khiến sức đề kháng giảm sút và đây là điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới cảm cúm.

Virus cúm phát triển trong cơ thể có khả năng biến đổi và trở nên nguy hiểm trong khi hệ thống miễn dịch của con người thì không phải lúc nào cũng có thể kháng cự.

Ngoài những cách chữa cảm cúm nhanh khỏi hay phương pháp đề phòng căn bệnh này trong mùa đông, có 1 nhóm những thực phẩm mà người cảm cúm hoàn toàn không nên dùng bởi chúng có thể khiến bệnh trong người nặng thêm.

Đồ ăn nhiều muối

Người cảm cúm nên hạn chế đồ ăn nhiều muối

Hãy hạn chế ăn các món đồ mặn, nhiều muối bởi như vậy sẽ giúp tăng lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng.

Đồng thời, không ăn các món nhiều muối sẽ giúp họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.

Đồ ăn nhiều chất

Sản phẩm nhiều lipit, protein khiến cơ thể khó hạ nhiệt, gây chán ăn

Cụ thể là những thực phẩm giàu lipit, nhiều protein như mỡ động vật, trứng, cá, tôm, cua và các loại sản phẩm từ sữa.

Nhóm thực phẩm giàu lipit và protein sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt, dẫn đến khó hạ sốt và gây chán ăn.

Với 1 số người thì nhóm các sản phẩm từ sữa thì sẽ khiến đờm trong họng đặc hơn và khiến bệnh lâu khỏi hơn. Bởi vậy, thì dùng sữa chua hay sữa mà thấy đờm tiết ra nhiều hơn, khó chịu cho họng thì bạn nên dừng lại.

Đồ uống đóng hộp, thức uống có đường

Các loại nước uống đóng hộp có chứa nhiều đường sẽ làm suy yếu các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. Bạn nên hạn chế dùng những thức uống đóng hộp khi cơ thể đang mắc cảm cúm.

Ngoài ra, 1 số loại hoa quả như cà chua, cam hay quýt có tính hàn, tính nhiệt thay đổi, không tốt với những người có thể chất yếu hay mắc cảm cúm. Nếu muốn ăn cam, quýt lúc này, bạn nên đun nóng cả quả hay chế biến theo 1 cách nào đó khiến thực phẩm ấm, nóng nên rồi hãy ăn.

Bia, rượu

Hãy nói không với rượu bia

Chất cồn trong bia, rượu có tác dụng không khác gì 1 lượng đường lớn. Chúng sẽ khiến các tế bào bạch cầu suy yếu, làm cơ thể lâu khỏi bệnh hơn.

Ngoài ra, việc uống bia rượu còn khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn, tăng nồng độ cồn trong máu và làm bạn say nhanh hơn.

Bởi vậy, nếu muốn cơn cảm cúm nhanh chóng "dứt điểm" thì hãy nói không với các cuộc nhâu.

Đồ ăn nhiều tinh bột

Người bị cảm cúm nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều tinh bột

Bạn cần biết rằng carbohydrat tinh chế trong bánh mì các loại sẽ nhanh chóng phân giải thành đường và làm tăng đường huyết tương tự như nước trái cây, nước ngọt, hoặc các loại thực phẩm nhiều đường.

Vì thế chúng có thể cản trở cuộc chiến chống lại nhiễm trùng theo cách tương tự.

Trong trường hợp bạn thực sự muốn ăn bánh mì nướng phết bơ, hãy chắc chắn rằng bánh mì làm từ bột mì nguyên cám 100%.