18/01/2025 | 17:55 GMT+7, Hà Nội

Cách chữa dứt bệnh cảm cúm khi thay đổi thời tiết

Cập nhật lúc: 04/11/2015, 04:24

Hắt xì, sổ mũi, chóng mặt, nhức đầu là những biểu hiện bệnh thường gặp của chứng cảm cúm nhất là khi thời tiết thay đổi. Để trị dứt những triệu chứng này cần phải có các biện pháp kết hợp đông - tây y để tránh bệnh nặng thêm.

Thời tiết thay đổi khiến cơ thể nhạy cảm và dễ mắc các bệnh cảm cúm do virus, các chứng bệnh này kèm theo rất nhiều biểu hiện khó chịu như hắt xì liên tục, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi kéo dài. Việc sử dụng các loại thuốc cảm cúm tây y đôi khi cũng không đem lại hiệu quả như ý muốn. 

Để bệnh không bị dài ngày ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc thì ngay khi có các triệu chứng cảm cúm, các bạn cần áp dụng một số cách chữa bệnh theo dân gian dưới đây, nếu chứng cảm cúm được đẩy lùi thì bạn cũng không cần sử dụng đến thuốc tây nữa. 

1. Đánh (cạo) gió

Đánh gió bằng gừng tươi

Đánh gió bằng gừng tươi là phương pháp giải cảm hiệu quả.

- Cạo gió bằng dầu: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, dùng thìa hoặc một đồng xu kim loại đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới.

- Cạo gió bằng gừng tươi: Rửa sạch củ gừng, để nguyên vỏ rồi giã nát, vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng. Bỏ bã gừng vào một tấm khăn mỏng rồi chà xát lên lưng cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

2. Xông lá 

Hãy tới các hàng bán lá tại chợ và  mua một nắm lá xông (lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu). Rửa sạch lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5 - 10 phút. Không nên để nồi nước sôi lâu vì sẽ làm mất hết tinh dầu có lợi trong lá.

Xông lá giúp cơ thể người bệnh sảng khoái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Xông lá giúp cơ thể người bệnh sảng khoái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ. Cần cẩn trọng không để bỏng do chạm vào nồi nước hoặc phỏng hơi cũng dễ xảy ra.

Hít thở thật chậm để khí bốc lên từ nồi lá xông vào mũi. Chờ cho mồ hôi toát ra thật nhiều thì ngưng. Dùng khăn mềm lau khô mồ hôi, thay đồ nhưng không nên tắm và nằm nghỉ.

3. Cháo giải cảm

Ăn một bát cháo nóng khi bị cảm cúm có rất nhiều tác dụng. Cháo nóng làm ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông được nhiều hơn.

Nên nấu cháo gà hoặc cháo thịt băm, cháo trứng, thêm thật nhiều lá tía tô, hành tươi, kinh giới, gừng tươi, hạt tiêu rồi ăn khi còn nóng. Lúc ăn tranh thủ hít thêm khói bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt để thông mũi, sát khuẩn họng.

Ăn cháo giải cảm liên tục trong 3 ngày sẽ giúp cơ thể nhanh khỏe hơn.

Ăn cháo giải cảm liên tục trong 3 ngày sẽ giúp cơ thể nhanh khỏe hơn.

Ngoài ra khi có triệu chứng cảm cúm bạn còn nên thường xuyên nhỏ mũi súc họng bằng nước muối, uống đồ uống ấm nóng, giữ ấm cổ họng, gan bàn chân, tay và tắm nước nóng vào buổi chiều để cơ thể được nhẹ nhõm hơn. 

Đồng thời hãy phòng ngừa bệnh cảm cúm khi giao mùa bằng cách: rửa tay thường xuyên để diệt trùng, không dùng chung đồ đạc cá nhân với người có triệu chứng bệnh, khi giao tiếp với người bệnh nên mang khẩu trang, uống thật nhiều nước để tăng sức đề kháng của cơ thể, nhiều loại hoa quả để cung cấp vitamin, luôn nhớ mang theo áo mưa đề phòng trời mưa đột xuất.