21/11/2024 | 23:44 GMT+7, Hà Nội

20 bí quyết bỏ túi để có một chuyến bay thoải mái và an toàn

Cập nhật lúc: 15/09/2015, 20:31

Di chuyển bằng máy bay tuy tiết kiệm thời gian song lại bao gồm khá nhiều công đoạn rườm rà, thủ tục phức tạp và đôi khi bị trễ giờ (delay) rất lâu. Hãy bỏ túi 20 bí quyết dưới đây để có được một chuyến bay thoải mái và an toàn kể cả khi bạn bị delay.

1. Để di chuyển từ nhà ra sân bay, hiện nay có rất nhiều cách tiết kiệm chi phí. Bạn không cần thiết phải thuê riêng một chiếc taxi với mức giá 300.000 - 400.000 đồng/lượt để di chuyển. Bạn hoàn toàn có thể chọn xe bus của các hãng hàng không để ra sân bay với mức 40.000 đồng/người. 

Ngoài ra hiện nay có dịch vụ taxi ghép lên sân bay đặt qua ứng dụng trên điện thoại di động có đầy đủ thông tin tài xế, biển số xe, lịch trình và giá tiền. Nếu có đủ 3 người đi chung bạn sẽ chỉ mất phí 100.000 đồng/lượt hoặc 150.000 đồng/lượt nếu không có người đi chung. Đây là xe riêng và bạn sẽ được đưa đón tại nhà. Tham khảo: tại đây

2. Nếu có nhiều thời gian rảnh, hãy chọn bay các chuyến bay vào sáng sớm hoặc chuyến sớm nhất trong ngày. Theo kinh nghiệm của những người hay đi máy bay thì các chuyến bay này thường ít bị delay nhất do máy bay có sẵn. 

Sân bay lúc nào cũng đông đúc, hãy áp dụng những kinh nghiệm khi đi máy bay để tiết kiệm thời gian và công sức.

3. Hãy xác định tư tưởng rằng bất cứ hãng hàng không nào cũng sẽ bị delay nên không việc gì phải bực bội, cáu kỉnh vì cũng không thể giải quyết được vấn đề. Ngoài ra nếu máy bay của bạn trễ giờ quá lâu, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại hoặc khiếu kiện hãng hàng không đó. Tham khảo thêm: tại đây

4. Nếu bạn có lịch trình công việc quan trọng, hãy chọn giờ bay sớm hơn giờ làm việc từ 6 - 10 tiếng để đảm bảo bạn không bị lỡ việc nếu chuyến bay có bị delay. 

5. Trong trường hợp bạn nhỡ lên tới sân bay muộn và sắp đến giờ bay nếu nhìn thấy hàng người đứng xếp hàng quá đông thì hãy quan sát và tìm một nhân viên bất kì của hãng, nói với họ chuyến bay và giờ bay của bạn. Họ sẽ ưu tiên cắt đoàn cho bạn lên checkin cho kịp chuyến.

6. Một số hãng hàng không được chọn chỗ từ khi đặt vé. Với mức giá 30.000 đồng/người, bạn hãy chọn chỗ từ trước để đảm bảo mình có chỗ ngồi ưng ý. Ngoài ra nếu đi Vietjet, hãy truy cập vào website của hãng trước ít nhất 8 tiếng khi bay để làm checkin online. Bạn sẽ được tự chọn chỗ ngồi mà không mất phí, tiết kiệm đến 60.000₫ tiền phí.

Đối với những hãng hàng không không được chọn chỗ từ trước, bạn hãy check in sớm nhất có thể, bạn sẽ được ưu tiên ngồi trên hoặc ngồi gần cửa sổ đúng với ý muốn. 

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên các hãng hàng không ngay khi có nhu cầu.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên các hãng hàng không ngay khi có nhu cầu.

7. Hãy cân hành lý để chắc chắn mình không mang quá cước. Đừng suy nghĩ cầu may kiểu "quá 1,2kg chắc sẽ cho qua thôi". Nếu không có cân to, bạn hoàn toàn có thể "xé nhỏ" hành lý ra cân rồi cộng lại vì quá 1,2kg lại sân bay bạn sẽ vẫn phải đóng cước của cả 1 gói 15kg nguyên giá. 

8. Để đề phòng tình trạng rạch vali hoặc bị moi đồ hãy trang bị một vali có tính năng chống rạch đồng thời mua thêm một khoá nhỏ để thêm an tâm. Trong trường hợp cẩn thận hơn nữa, hãy chi ra 70.000 đồng để bọc kín nilon cho chiếc vali của mình ngay tại sân bay. 

9. Nếu xảy ra trường hợp thừa cân hãy tìm cách xử trí trước khi đóng thêm mấy trăm ngàn. Bạn có thể cân nhắc bỏ bớt một vài món đồ không quan trọng. Nếu bay vào mùa đông hãy mặc bớt quần áo lên người, ngoài ra túi xách nữ không được tính là hành lý xách tay, bạn có thể bỏ thêm đồ vào túi xách của bạn nữ đi cùng. 

Việc nhờ ai đó không quen cầm hộ hành lý là không thể tại sân bay. Tuy nhiên nếu cùng lúc cũng có một vài người thừa cân, hãy rủ họ mua chung một gói hành lý, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được thêm chi phí. 

10. Hành lý xách tay nên có một cuốn sách, một áo khoác mỏng và sạc pin di động, dây sạc điện thoại. Những vật này sẽ là cứu tinh của bạn khi máy bay bị delay. 

11. Trong trường hợp bị delay, hoặc với các chuyến bay khuya, áo khoác mỏng sẽ cực kỳ hữu dụng để bạn đối phó với cái lạnh thấu xương của những chiếc ghế inox ở nhà chờ sân bay. Ngay cả khi lên máy bay, bạn cũng có thể mặc áo khoác mỏng nếu nhiệt độ quá thấp, và kéo mũ trùm che mắt tranh thủ ngủ.

12. Sách giấy giúp bạn có thể đọc trong khoảng thời gian chờ. Rất văn minh và thú vị. Lưu ý, đọc sách trên điện thoại có 3 cái hại. Một là tốn pin, có thể làm gián đoạn liên lạc khi bạn xuống sân bay. Hai là bạn không thể đọc khi cất và hạ cánh. 

Đọc sách là việc làm

Đọc sách là việc làm "hay ho" nhất khi phải chờ đợi tại sân bay.

13. Sạc pin di động để dùng trong trường hợp cấp cứu, ngoài ra bất cứ nơi đâu có ổ điện bạn cũng nên sử dụng sạc dây để sạc đầy điện thoại của mình. Nếu bay tại sân bay quốc tế hãy tranh thủ sạc đầy cả điện thoại lẫn pin di động ngay khi có thể. 

14. Tiết kiệm tối đa thời gian lên máy bay. Thông thường các chuyến bay có loa thông báo lên máy bay khá sớm và rất nhiều người chen chúc xếp hàng ở cửa ra máy bay để được lên máy bay và tiếp tục ... chờ đợi. Hãy cứ ngồi ở ghế đợi tới khi dòng người ra gần hết thì bạn hẵng xếp hàng. Việc này đôi khi có thể tiết kiệm được tới 20 phút đứng ê chân. 

Bạn hãy yên tâm là nếu bạn trễ, hãng hàng không còn phải gọi loa thông báo tên hành khách ít nhất 3 lần nên không có chuyện bạn đã check in mà máy bay bay mất không chờ bạn. 

15. Ngoại trừ máy bay cánh quạt ATR, các máy bay khác đều có đường xuống ở phía cuối máy bay. Hãy xác định xem bạn có nhất thiết phải đi lên cửa trên đầu máy bay hay không vì phần đầu máy bay lúc nào cũng rất đông người xuống. 

16. Khi máy bay dừng và mọi người bắt đầu lấy hành lý xách tay thì hãy ngồi yên tại chỗ và hết sức cẩn thận vì bất cứ hành lý nào cũng có khả năng rơi vào đầu và người bạn do ... trượt tay. 

17. Trước khi xuống máy bay, hãy kiểm tra túi ở lưng ghế ngồi phía trước, nhiều người thường bỏ quên đồ trong túi ấy vì khi mơ màng buồn ngủ trên máy bay bạn hoàn toàn có thể ném điện thoại, ipad, ví tiền hoặc bất cứ thứ gì trên tay vào đó. 

18. Không sử dụng điện thoại cho tới khi đã vào chờ lấy hành lý. Rất nhiều người đã bị bước hụt chân và té khi vừa bước xuống thang máy bay vừa tranh thủ nhắn tin, gọi điện hay check facebook.

Nếu làm mất thẻ hành lý hoặc bị thất lạc hành lý hãy tới quầy

Nếu làm mất thẻ hành lý hoặc bị thất lạc hành lý hãy tới quầy "Hành lý thất lạc" để làm thủ tục.

19. Giữ thẻ nhận hành lý ký gửi một cách cẩn thận. Nhưng lỡ mất cũng đừng cuống lên. Cứ chờ lấy đủ hành lý rồi đẩy tới quầy "Lost and found" (Hành lý thất lạc) và thực hiện theo hướng dẫn. Rất nhanh và dễ.

20. Một số loại xe đẩy chỉ hoạt động khi bạn ấn nhẹ tay cầm xuống phía dưới. Xem xét kĩ để tránh phải đánh vật và bực bội.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cho người lần đầu tiên đi máy bay