28/03/2024 | 16:42 GMT+7, Hà Nội

Mạng xã hội ảnh hưởng đến nhãn hiệu như thế nào?

Cập nhật lúc: 13/07/2019, 06:00

Hiện nay, khi mạng xã hội đang phát triển vượt bậc thì các thương hiệu và nhà cung cấp dịch vụ đã có thể tận dụng nó để làm tăng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu của mình.

Kênh nào được khách hàng tương tác nhiều nhất?

Theo báo cáo của công ty đo lường Q&Me, Facebook hiện đang là kênh phổ biến nhất được sử dụng để theo dõi hoạt động của thương hiệu với mục đích cập nhật thông tin khuyến mãi/các sự kiện của nhãn hàng. Facebook là kênh được sử dụng phổ biến để theo dõi hoạt động của thương hiệu với mục đích cập nhật thông tin về khuyến mãi/ các sự kiện của nhãn hàng. Mặt khác, Instagram có số lượng sử dụng ít hơn nhưng tần suất sử dụng vẫn ngang bằng Facebook, mục đích là để cập nhật thông tin về thương hiệu.

 

Biểu đồ

Biểu đồ theo dõi các nhãn hàng trên Facebook của người dùng. Nguồn: Q&Me. 80% người dùng theo dõi các nhãn hàng trên Facebook.

Còn  theo báo cáo dịch vụ từ nghiên cứu của Havard Business Review, có 80% các công ty hiện đang hướng đến việc kết nối trong các trang mạng xã hội giống như Facebook, những Blog nhỏ hay Twitter, và chia sẻ truyền thông trên các phương tiện như Youtube.

Không quá khó hiểu khi mạng xã hội là nơi được các nhãn hàng sử dụng để marketing nhiều. Tính đến tháng 3/2018 đã có 3,3 tỷ người trên thế giới dùng mạng xã hội này. Còn ở Việt Nam, người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.

Thuật toán của Facebook lại rất thông minh, chỉ cần bạn tương tác với một bài viết nào đó thì tường nhà bạn sẽ tràn ngập các quảng cáo liên quan. Và hiển nhiên sẽ kéo theo cú click chuột của người dùng dễ dàng.

Theo một báo cáo của Đại học Công nghệ Texas, những công ty có mức độ tương tác thực tế và tham gia nhiều trên các kênh truyền thông xã hội sẽ có nhiều khách hàng trung thành hơn, có khoảng 53% người theo dõi công ty trên mạng xã hội trung thành với nhãn hiệu đó. Do vậy, các nhãn hàng tận dụng hết cỡ mạng xã hội để phổ rộng tên tuổi của mình.

Cách các nhãn hàng dùng mạng xã hội để làm truyền thông

Giờ đây, không chỉ các ngôi sao mới nhờ đến mạng xã hội để kiếm thêm thu nhập mà các nhãn hàng cũng vậy. Họ ngày càng thông minh hơn và biết dùng mạng xã hội như đòn bẩy để làm truyền thông.

Cách quảng cáo chính thống của các nhãn hàng tung lên mạng xã hội cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Trước đây, nếu các nhãn hàng chọn cách quảng cáo "đập mặt", là xuất hiện ngay trên tường, newfeed của người dùng thì hiện nay kiểu quảng cáo đó đã không còn là xu hướng. Cách quảng cáo này chỉ ở youtube ăn may mới có thể gây chú ý. Còn đối với những trang như Facebook, khi người dùng lăn tay nhanh chóng với tốc độ 1s/4 trang A4 thì video quảng cáo yêu cầu “level” cao hơn. Các kiểu quảng cáo lồng ghép cốt truyện hoặc làm phim ngắn mới có thể khiến người dùng dừng lại để theo dõi.

Coca-Cola thay khẩu ngữ sau khi quảng cáo bị phản ứng

Coca-Cola thay khẩu ngữ sau khi quảng cáo bị phản ứng.

Thuê một KOL để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng không còn là mốt và không có sức ảnh hưởng nhiều như trước đây, trừ khi đó là những ngôi sao hạng A. Hiện nay, các nhãn hàng còn lợi dụng cả mạng xã hội để tạo những chiêu trò scandals đánh bóng tên tuổi của mình.

Theo báo cáo từ nghiên cứu của Havard Business Review, 2/3 số người sử dụng không có chiến lược truyền thông mạng xã hội một cách nghiêm túc. Một nhà điều hành cho biết “truyền thông mạng xã hội chính là một đại dương rộng lớn và chúng ta đang bị lôi kéo vào trong một cái vịnh nho nhỏ" do vậy nếu chiến lược truyền thông qua mạng xã hội không được sử dụng đúng thì nó sẽ như “dao sắc chơi đứt tay” phản tác dụng.

Đơn cử gần nhất là trường hợp quảng cáo của Coca-Cola. Nhãn hàng này đã bị Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) "tuýt còi" vì nội dung quảng cáo sản phẩm Coca Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện quảng cáo có sử dụng cụm từ "Mở lon Việt Nam" không phù hợp thuần phong mỹ tục.

Sau vụ việc này, tuy Coca-Cola có thể được nhiều người biết đến nhưng làn sóng tẩy chay cũng không ít khi trên các hội nhóm, rất nhiều người có tầm ảnh hưởng trên các trang mạng đã kêu gọi không sử dụng loại đồ uống có ga này. Nhiều Facebooker cũng đã khó chịu và thay đổi cách nhìn đối với một ông lớn ngành giải khát mang tầm cỡ quốc tế.

Quảng cáo Pepsi lấy ý tưởng từ cuộc biểu tình gây tranh cãi

Quảng cáo Pepsi lấy ý tưởng từ cuộc biểu tình gây tranh cãi.

Rồi mẩu quảng cáo của Pepsi được đăng lên mạng, với chiến dịch quảng cáo lấy ý tưởng từ phong trào “Black Lives Matter” (Người da màu đáng được sống), diễn viên chính là hotgirl đình đám Kendall Jenner. Quảng cáo này bị chỉ trích thậm tệ, là rẻ rúng, chỉ ăn theo trào lưu, vì phi thực tế và không phù hợp. Đoạn quảng cáo này còn bị cho là khơi lại nỗi đau của cuộc biểu tình Black Lives Matter. Ngay sau đó, Pepsi đã phải lên tiếng xin lỗi và đưa ra một thông điệp toàn cầu về sự thống nhất, hòa bình và sự thấu hiểu.

Bởi vậy mới thấy, thế hệ Z ngày càng thông minh, kỹ tính. Họ sẽ không để thương hiệu dắt mũi theo những gì mà truyền thông, nhãn hàng cố tình làm. Nếu thương hiệu không có chiến lược truyền thông phù hợp và sáng suốt thì e rằng tên tuổi của thương hiệu cũng không được người tiêu dùng lựa chọn lâu dài.