Lý do gì khiến các đại gia địa ốc "ngại" khi "gieo" tiền về tỉnh lẻ
Cập nhật lúc: 03/05/2017, 07:30
Cập nhật lúc: 03/05/2017, 07:30
Không những thay đổi diện mạo về du lịch, sự nhập cuộc của nhiều nhà đầu tư lớn như Vingroup, FLC, T&T… với nhiều dự án trong hạ tầng, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp… biến Thanh Hóa thành một trong những địa phương có thị trường BĐS sôi động nhất cả nước hiện nay.
Thanh Hóa không phải là địa phương duy nhất có sự thay đổi đến chóng mặt trong một vài năm trở lại đây nhờ sự nhập cuộc của các đại gia địa ốc. Chẳng hạn, các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Kiên Giang, Bình Dương, An Giang, Bình Định, Bình Thuận… cũng liên tục đón nhận dòng vốn từ các chủ đàu tư bất động sản lớn.
Rất nhiều dự án trong đó đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo ra một diện mạo mới, hiện đại cho bộ mặt đô thị các địa phương trên. Các dự án không những thay đổi về kết cấu hạ tầng cứng (đường giao thông, bệnh viện, cơ sở lưu trú, trường học,…), mà còn thay đổi cả về kết cấu hạ tầng mềm (chất lượng phục vụ, văn hóa, trình độ dân trí…), phục vụ cho các hoạt động sản xuất-kinh doanh.
So sánh với nhiều năm trước, khi mới chỉ ở mức "tiềm năng", thì đến nay, các địa phương trên đều có sự bứt tốc đáng kể trong bảng xếp hạng PCI cả nước. Trong đó, cá biệt như Quảng Ninh, Thái Nguyên nằm trong Top những tỉnh dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh.
Xem chi tiết tại đây.
CBRE vừa công bố báo cáo thị trường đầu tư bất động sản khu vực châu Á Thái Bình Dương với nhiều tín hiệu tích cực dù đầu năm các dự báo tỏ ra đầy thận trọng. Trong quý I/2017, lợi nhuận đầu tư của khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng 6,2 % so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào tâm lý tự tin của nhà đầu tư dù tăng trưởng giao dịch không đáng kể so với cùng kỳ.
Các tháp văn phòng hạng A tại Tokyo liên tục lập đỉnh mới về giá thuê trong khi Sydney và Melbourne tiếp tục tăng trong quý I/2017 giúp chỉ số thị trường tăng trưởng ổn định 0,6 % theo quý, dù Singapore, Hong Kong vẫn trên đà sụt giảm.
Phần lớn các thị trường văn phòng tại châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ thu hút khách thuê trong năm 2017. Tại Hong Kong (Trung Quốc), giá thuê dự báo của khu vực trung tâm đã được điều chỉnh tăng lên do nguồn cầu dần được cải thiện từ các công ty Trung Quốc. Giá thuê tại Singapore dự đoán sẽ tăng vào thời điểm cuối năm 2017. Các hoạt động cho thuê văn phòng được chi phối bởi các ngành công nghệ, truyền thông, viễn thông và các tổ chức tài chính trong nước.
Giá thuê bán lẻ trung bình tăng 0,6% so với quý trước, ảnh hưởng bởi Tokyo và tốc độ suy giảm chậm lại tại Hong Kong. Ngành hàng ăn uống vẫn chi phối nguồn cầu của thị trường bán lẻ, với các nhãn hiệu nội địa độc lập đang ngày càng năng động hơn. Tuy nhiên, phần lớn các nhà bán lẻ tại châu Á Thái Bình Dương vẫn cẩn trọng và bày tỏ mong muốn tìm cơ hội lớn hơn cũng như mức giá thuê hợp lý hơn.
Xem chi tiết tại đây.
Ông Dương Đức Hiển, PGĐ bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Hà Nội đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến các nhà đầu tư ở phía Bắc đầu tư vào các dự án phía Nam là bởi trong suốt quá trình trong vòng 5-10 năm trở về đây các bất động sản phía Nam được phát triển tương đối bài bản và được quản lý rất chuyên nghiệp, đồng thời rất nhiều dự án được các chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư bỏ vốn và đầu tư.
Đầu tư vào các bất động sản phía Nam được nhiều người Hà Nội chuộng, giá thành cho thuê ở các dự án tại phía Nam cũng đạt được mức tương đối tốt so với kì vọng và so với một số sản phẩm thông thường tại Hà Nội.
“Lợi suất đầu tư phía Nam có hấp dẫn hơn so với Hà Nội. Đó là một trong những lý do làm các sản phẩm ở TP HCM về chất lượng cũng như điều kiện bàn giao tương đối tốt. Cái thứ 2, các mức giá thành đưa ra rất hợp lý, rất nhiều dự án tại TP. HCM có mức giá tương đối rẻ và dễ chấp nhận cùng với các điều kiện tiêu chuẩn bàn giao của họ so với các dự án Hà Nội”, ông Hiển cho hay.
Xem chi tiết tại đây.
Đi sâu hơn vào tình hình tài chính, có nhiều thực tại rất khác so với vẻ ngoài hoa mỹ thường thấy của Novaland, cho thấy tập đoàn này đang thực sự cần vốn. Mẫu thuẫn rất lớn dần dần hiện ra và là phép tính không hề dễ giải: hàng tồn kho – nợ phải trả và sự “khát” vốn.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, quy mô nợ lẫn hệ số nợ ở mức cao là rất đáng ngại. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp BĐS, chỉ tiêu về nợ phải trả không mang quá nhiều ý nghĩa, bởi ngành này có rất nhiều khoản mục nợ phải trả đặc thù, dù lớn nhưng chưa chắc tạo ra rủi ro tài chính đáng kể. Đề cập đến đòn bẩy tài chính với các doanh nghiệp BĐS, nên xét trên khía cạnh nợ vay sẽ có ý nghĩa hơn.
Tính đến hết ngày 31/12/2016, tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) của Novaland ở mức 13.495 tỷ đồng, tăng tới 68,8% so với hồi đầu năm. Hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu năm 2016 ở mức 1,34 lần, tăng so với con số 1,31 lần của năm 2015.
Đây là một con số khá cao khi so với một số doanh nghiệp BĐS lớn khác. Về cơ bản, nếu hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức dưới 1 lần thì có thể coi rủi ro tài chính chưa quá đáng kể.
Xem chi tiết tại đây.
Theo một báo cáo mới đây của Savills, cuối năm ngoái giá nhà đất tại Monaco đã cao đến mức đỉnh điểm đạt 41.400 EUR (khoảng 45.000 USD) cho mỗi mét vuông, tăng 180% so với giá bán lại trung bình từ khoảng 1 thập kỷ trước.
Tổng giá trị giao dịch được ghi nhận vào năm ngoái cũng đạt mức kỷ lục trong lịch sử giao dịch nhà đất của quốc gia này, đạt mức 2,7 tỷ EUR, với BĐS nhà ở trung bình mang lại 4,3 triệu EUR.
Mặc dù nằm gần Pháp và chịu ảnh hưởng của xung đột liên quan đến cuộc bầu cử ở quốc gia này nhưng nhu cầu của khách hàng quốc tế - những người đang tìm kiếm các sản phẩm BĐS hạng sang - vẫn đang thúc đẩy thị trường BĐS Monaco.
“Người mua từ Anh, Ý Scandinavia và Nam Phi giao dịch rất nhiều trên thị trường BĐS Monaco vào năm ngoái” - Giám đốc Nghiên cứu của Savills, ông Paul Tostevin nhận định.
Xem chi tiết tại đây.
Tháng 4/2017, giá nhà, đất rao bán ở TP HCM liên tục “nhảy múa”. So với năm 2016, giá đất ở các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, quận 12… đã tăng đến 150%-350%.
Trên nhiều con đường ở vùng ven, người dân đứng rao bán nhà đất, mỗi trụ điện đều dán các bảng thông báo bán nhà.
Trong vai người đi mua nhà, trưa 27-4, chúng tôi đến xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hỏi thăm. Thấy có người lạ đứng xem bảng quảng cáo môi giới bất động sản, hàng loạt người đang dựng xe ngồi chờ ở ngã ba Võ Văn Vân - Liên Ấp 123 liền chạy tới. “Em hỏi mua nhà đúng không? Qua bãi đất trống bên Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, mọi người tư vấn cho” - một phụ nữ trong nhóm lên tiếng.
Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp rất nhiều bàn nhựa, ghế nhựa bày ra đường, mỗi nơi có một cò đất đứng sẵn. Tại một quán nước giải khát cạnh trường học, ông Võ Ngọc Long (34 tuổi) giới thiệu: “Anh là người môi giới đất ở ấp 2, chị Hoa kế bên môi giới ấp 1 còn chị Liên, anh Hùng bên tay phải là môi giới đất nền ở xã Vĩnh Lộc A. Em muốn mua khu nào, giá bao nhiêu, tụi anh “bao” được hết”.
Xem chi tiết tại đây.
10:00, 25/04/2017
21:04, 01/08/2016