22/11/2024 | 03:45 GMT+7, Hà Nội

Lộ sự thật khủng khiếp: Chất có trong đồ nhựa đựng thực phẩm đã xâm nhập vào máu bà bầu, thai nhi

Cập nhật lúc: 11/08/2018, 00:12

Tổ chức Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ (American Academy of Paediatrics) đại diện cho hơn 67 ngàn bác sĩ nhi khoa tại Mỹ đã đưa ra những cảnh báo làm rúng động giới Nhi khoa cũng như cộng đồng liên quan đến tác hại của phơi nhiễm hóa chất với trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ.

Mau 1a

Tìm thấy hóa chất khi... xét nghiệm máu của các bà bầu

Nguyên nhân khiến trẻ bị phơi nhiễm hóa chất có thể đến từ các chất phụ gia thực phẩm, cũng có thể do các hóa chất từ bao bì, đồ đựng thực phẩm – trong những điều kiện nhất định – ngấm vào thực phẩm.

Riêng với những loại thực phẩm được đóng hộp, các nhà khoa học cho rằng có rất nhiều chất đáng lo ngại như bisphenols (dùng trong lớp lót của các hộp kim loại), perfluoroalk, PFC, perchlorates... có thể ngấm vào thực phẩm.

Theo Tiến sĩ Leonardo Trasande (Đại học Y khoa New York), người đứng đầu công trình nghiên cứu để đưa ra khuyến cáo trên, cách tốt nhất để tránh cho trẻ nhiễm các hóa chất trên là hạn chế dùng các thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đóng hộp. Ông cũng đề xuất nên dùng giấy nến bọc thực phẩm thay cho các lớp giấy bóng.

Trong một nghiên cứu độc lập, các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho hay họ phát hiện một số hóa chất trước đây chưa từng có, nhưng nay lại tồn tại trong máu của phụ nữ mang thai.

Hợp chất EOAs (bao gồm bisphenol-A), có cấu trúc hóa học tương tự như hormone, có nghĩa là chúng có thể làm gián đoạn hệ thống nội tiết của thai nhi và cản trở sự phát triển. Theo các nhà khoa học, các chất này có thể liên quan đến dị tật di truyền, tổn thương thai nhi và ung thư.

Ngoài EOAs, một hợp chất estrogen cũng được tìm thấy trong máu phụ nữ mang thai. Đây là hợp chất được sử dụng trong các sản phẩm nhựa, ống nhựa và chai nước.

Mặc dù nồng độ hóa chất này rất thấp, nhưng nguy cơ mà nó gây ra không hề nhỏ. “Hormone chỉ có nồng độ thấp trong máu, vì vậy chỉ một rối loạn nhỏ về  các kích thích tố này cũng có thể gây bệnh” -  Laura N. Vandenberg, trợ lý giáo sư khoa Khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Y tế Công cộng Massachusetts-Amherst, giải thích.

Làm cách nào để bảo vệ con?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, các gia đình nên đặc biệt lưu ý các điểm sau để hạn chế tác hại của hóa chất với trẻ em:

- Các gia đình nên ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh bất cứ khi nào có thể. Hạn chế việc sử dụng thực phẩm đóng hộp, thức phẩm chế biến sẵn
- Tránh ăn thịt đã qua chế biến, đặc biệt với phụ nữ mang thai
- Không đựng đồ ăn, thức uống vào trong chai, lọ, hộp... nhựa để quay trong lò vi sóng
- Không rửa các đồ đựng thức ăn bằng nhựa trong máy rửa bát
- Thay thế đồ nhựa bằng các đồ thủy tinh, inox... khi có thể
- Kiểm tra mã tái chế ở đáy các sản phẩm bằng nhựa để tránh các đồ nhựa có hóa chất độc hại. Mã tái chế của các sản phẩm này là 3, 6 và 7.
- Rửa tay trước khi ăn, uống và rửa sạch tất cả các loại rau, quả để ăn nếu không gọt vỏ.

Các cơ quan nội tạng của trẻ chưa hoàn thiện nên một lượng hóa chất rất nhỏ cũng có thể gây hại Các cơ quan nội tạng của trẻ chưa hoàn thiện nên một lượng hóa chất rất nhỏ cũng có thể gây hại

Vì sao trẻ dễ tổn thương với tồn dư hóa chất?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ tổn thương dưới tác động của hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Nguyên nhân là do tỷ trọng thức ăn/trọng lượng cơ thể của trẻ là lớn hơn so với người lớn. Quan trọng hơn, hệ trao đổi chất cũng như cơ quan nội tạng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và trưởng thành, vì vậy sự rối loạn hormone có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài.