19/01/2025 | 06:16 GMT+7, Hà Nội

Lazada và Shopee - Nên chọn trang nào mua sắm?

Cập nhật lúc: 22/04/2018, 06:27

Lazada và Shopee là hiện đang là 2 website thương mại điện tử (TMĐT) đang rất nổi tiếng tại thị trường Việt. Nhưng mỗi trang lại sử dụng một chiến lược riêng biệt nhắm tới các phân khúc khách hàng khác nhau.

Cuối năm 2017, Cổng thương mại điện tử (TMĐT) iPrice đã cho kết quả nghiên cứu 5 trang thương mại điện tử được người Việt truy cập nhiều nhất là Lazada, Thế Giới Di Động, Shopee, Amazon và Sendo.

Ở thị trường Đông Nam Á, Lazada và Shopee là 2 website thương mại điện tử nổi tiếng nhất vì có mặt ở nhiều nước và lượng mặt hàng, đơn hàng lớn. Nhưng mỗi website lại sử dụng một chiến lược riêng biệt.

Tuổi đời

Lazada là cái tên đã rất quen thuộc của người Việt trong khi Shopee là cái tên mới xuất hiện trong thời gian gần đây.

Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 trong khi tân binh Shopee chào làng TMĐT vào tháng 7/2015.

Tuy mới chỉ thành lập nhưng Shopee có vẻ đã rất thành công khi khuấy động được giới trẻ, nhất là trong lĩnh vực thời trang, mẹ và bé.

Chỉ số phổ biến

Lazada là ứng dụng mua sắm trực tuyến có nhiều lượt cài đặt nhất, với 50 triệu lượt tải, gấp 5 lần shopee. Lượt theo dõi trên facebook của Lazada cũng gấp 2 lần so với shopee (23 triệu follow so với 9,4 triệu).

Tuy nhiên, về mặt thời trang có lẽ shopee thắng thế hơn khi lượt follow trên sân chơi thời trang Instagram của trang TMĐT này lại hơn hẳn Lazada với 46.000 lượt theo dõi.

Chiến lược

Shopee sân chơi mới, do đó có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi rất hấp dẫn như Flash Sale, khuyến mãi giờ vàng, shopmall,… Còn Lazada lại có các chương trình salecountdown hoặc các chương trình sale rất hấp dẫn theo từng thời điểm để khách hàng có thể kiếm cho mình món hời ưng ý.

Trong cuộc đua khốc liệt của thời đại TMĐT phát triển, để khách hàng chịu ghé mắt vào trang của mình và xách giỏ đi chợ thì chiến lược marketing, quảng cáo rất quan trọng.

Điểm này thì lazada có vẻ yếu thế hơn khi các thước phim quảng cáo của hãng này khá đơn điệu, kém hấp dẫn hơn Shopee.

Shopee khá thông minh khi chọn các ngôi sao đang rất nổi tiếng làm đại diện hoặc quảng cáo cho trang của mình như Sơn Tùng, Bùi Tiến Dũng,...

Hơn nữa, trang này rất chịu khó đầu tư quảng cáo thành chuỗi phim ngắn theo tuần, theo tháng khiến khán giả có tâm lý mong chờ.

App trên điện thoại

Với những tín đồ mua sắm đồ điện tử thì có thể nói Lazada được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, người dùng lại quen mặt lazada trên máy tính chứ trên app chỉ một bộ phận nhỏ.

Trong khi đó, shopee lại được nhắc đến về mặt hàng tiêu dùng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm… nhưng lại hầu như đặt trên app điện thoại nhiều hơn. Shopee cũng có chiến lược riêng thiên về hỗ trợ khách hàng trong khâu thanh toán và vận chuyển.

Ví dụ, sản phẩm trên 200.000 đồng khách hàng được freeship hoặc có thể lựa chọn các hình thức ship phù hợp từng giá tiền. Chính điểm tiện lợi này khiến cho Shopee chỉ là "lính mới" nhưng đã rất được lòng giới trẻ.

Nếu để so sánh App của Shopee và Lazada thì Shopee có phần nhỉnh hơn khi các tính năng hoạt động thân thiện, linh hoạt ở Shopee là điểm mạnh mà khó có ứng dụng mua sắm nào khác có thể vượt qua.

Còn đối với khách hàng của Lazada, thói quen mua sắm chưa thực sự nổi bật do App của Lazada khó thao tác và không tiện lợi bằng Shopee.

Đánh giá của khách hàng

Rất khó để đo sự hài lòng của khách hàng đối với mỗi trang TMĐT. Điều này do thói quen, loại sản phẩm, … Điểm Lazada được lòng khách hàng hơn shopee là được kiểm tra hàng khi nhận còn shopee thì không.

Tuy nhiên, mỗi trang có đặc điểm riêng mà khách hàng nên cân nhắc. Ví dụ mua đồ điện tử thì khó trang web nào qua mặt được Lazada về độ uy tín, nhưng nếu mua các mặt hàng tiêu dùng nhỏ và thời trang thì Shopee lại hơn cả bởi phần phản hồi khách hàng của shopee rất thiết thực.