19/01/2025 | 13:28 GMT+7, Hà Nội

Lao động trẻ em là vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội

Cập nhật lúc: 06/06/2019, 09:20

Trong pháp luật Việt Nam, trẻ em được định nghĩa là người dưới 16 tuổi thì hiện nay vẫn còn 15,1 % là trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 -12 tuổi vẫn phải đang bị bóc lột sức lao động.

Trong hai ngày 4 - 5/6, Hội nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Việt Nam đã tổ chức khóa học bồi dưỡng cho 30 nhà báo đến từ khắp các tỉnh thành cả nước về "Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em".

TS. Mai Đức Lộc phát biểu khai giảng khóa học bồi dưỡng: TS. Mai Đức Lộc phát biểu khai giảng khóa học bồi dưỡng: "Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em"

Phát biểu trong lễ khai giảng khóa học bồi dưỡng "Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em" TS. Mai Đức Lộc, Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam nhận định: "Khi kinh tế phát triển sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh kéo theo cần sự quan tâm của xã hội như môi trường, giao thông, các vấn đề xã hội... Trong đó, lao động trẻ em là một vấn đề rất cần sự quan tâm từ cộng đồng xã hội".

Với vai trò quan trọng, nhà báo cần có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, phản ánh sự việc một cách chính xác đến độc giả để tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.

Do đó, nhà báo phải là những người đầu tiên hiểu chính xác về các quy định về lao động trẻ em, những hành vi vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng lao động trẻ em... mới có thể viết bài tuyên truyền, định hướng dư luận đúng đắn nhất, ông Mai Đức Lộc cho hay.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) cho rằng, hiện nay vấn đề đang được thu hút sự quan tâm và gây bức xúc trong xã hội là vấn nạn xâm hại trẻ em. Có rất nhiều vấn đề xung quanh về nạn xâm hại trẻ em cần được xã hội nhìn nhận, và có biện pháp xử lý. 

Tuy nhiên, chủ đề về trẻ em là một chủ đề rất đặc thù, mang tính chuyên biệt, nên các nhà báo cần có cái nhìn tổng quan về thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam để có góc nhìn khách quan, chính xác nhất cho các vấn đề về trẻ em khi phản ánh trên báo chí.

Không chỉ ở Việt Nam, tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc có hại đến thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và thậm chí cả phẩm giá của các em, hoặc phải làm việc từ độ tuổi nhỏ khiến cho các em mất đi tuổi thơ và cơ hội học tập, phát triển là vấn đề mang tính toàn cầu.

Tuy nhiên, việc xử lý những vi phạm về lao động trẻ em đều cần phải áp dụng vào từng quy định pháp luật liên quan thì mới có thể xử lý được những vi phạm. Trong những trường hợp khác "có ảnh hưởng về phát triển về thể chất trí tuệ, nhân cách con người" nhưng không được quy định trong các điều luật cụ thể trong pháp luật thì các đối tượng vẫn có cơ hội "lách luật". Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Việt Nam có số lao động trẻ em ở mức cao trên thế giới.

Từ đây, ông Đặng Hoa Nam đã đưa ra các con số thống kê liên quan đến lao động trẻ em: tỉ lệ trẻ em từ 5 - 17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế là 10,7 %, trong số này có 54,15 % là nam và 45,85% là nữ. Trên nửa số trẻ em hoạt động kinh tế (59,1%) ở nhóm độ tuổi 15 - 17 tuổi.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thuyết trình trong khóa học Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thuyết trình trong khóa học

Theo các con số này thì có thể khẳng định lao động trẻ em đang ở mức khá cao và đáng báo động, cần có sự tham gia của các ban, ngành cụ liên quan để bảo vệ quyền lợi trẻ em và tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em.

Nếu áp dụng theo bộ luật lao động 2012 (đang sửa đổi): lao động chưa thành niên (độ tuổi tối thiểu, thời giờ làm việc, điều kiện làm việc) thì Việt Nam vẫn tồn tại nhiều con số khá đau lòng.

Trong pháp luật Việt Nam, trẻ em được định nghĩa là người dưới 16 tuổi thì hiện nay vẫn còn 15,1 % là trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 -12 tuổi vẫn phải đang bị bóc lột sức lao động.

Qua các con số đưa ra, mục đích của khóa học bồi dưỡng "Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em" nhằm mong muốn các nhà báo nhận biết và nhận thức trách nhiệm của mình trong các bài báo để bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam.

Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao Động), người có nhiều tác phẩm viết về trẻ em,  báo chí có tác động trực tiếp đến cơ quan ban ngành xử lý các vụ việc về lam dung tình dục,  lạm dụng lao động trẻ em... Cái quan trọng của người làm báo là có những sản phẩm có tác động như thế nào với xã hội. Chứ không phải là những tác phẩm như "đá bèo qua ao"".

Nguồn:https://congluan.vn/lao-dong-tre-em-la-van-de-can-su-quan-tam-cua-ca-xa-hoi-post62972.html