Không để thị trường bất động sản xảy ra tiêu cực
Cập nhật lúc: 26/01/2019, 08:00
Cập nhật lúc: 26/01/2019, 08:00
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản và nhà ở năm 2018 vừa qua cho biết, trong năm, cả nước đã hoàn thành khoảng 58 triệu m2 nhà ở, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên 24m2 sàn/người (tăng 0,6% so với năm 2019). Các chương trình nhà ở phục vụ an sinh xã hội như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt, Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp tiếp tục được quan tâm, thực hiện cơ bản đúng tiến độ.
Đặc biệt, Chính phủ và Quốc hội đã bố trí đủ vốn để thực hiện dứt điểm Chương trình nhà ở cho người có công. Cả nước cũng đã, hoàn thành khoảng 5.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng 290.000m2.
Cùng với đó, thị trường bất động sản cơ bản được kiểm soát, tiếp tục tăng trưởng, chưa có dấu hiệu bất thường, cực đoan lớn. Cơ cấu hàng hóa ngày càng đa dạng và được điều chỉnh từng bước hướng tới đáp ứng yêu cầu của nhiều tầng lớp người dân và thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có thể nói đòn bẩy của cổ phiếu bất động sản 2019 là lợi nhuận được hạch toán do năm vừa qua các doanh nghiệp bất động sản đã “chốt sổ” các dự án đã đầu tư trong vòng hai năm trở lại đây.
Nhờ những thông tin hỗ trợ đó mà nhóm cổ phiếu bất động sản năm qua không chỉ dẫn đầu về số lượng cổ phiếu có vốn hóa lớn, mà còn là nhóm cổ phiếu có độ phủ rộng khắp ở cả sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM. Nhóm cổ phiếu này cũng được đánh giá là nhóm ngành cơ bản, quan trọng, gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, năm 2018, lượng cung bất động sản tại thị trường Hà Nội đạt 44.788 sản phẩm, tăng 23,7% so với năm 2017. Trong đó, sản phẩm căn hộ vẫn là chủ đạo, chiếm 87,26% lượng cung toàn thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gần đây trong giới kiến trúc thường có tranh luận về “Công trình xanh” và “Kiến trúc xanh”. Một số người cho rằng, kiến trúc xanh khác với công trình xanh. Còn số đông thì thấy nó cũng tương đồng, na ná nhau, kiểu như không giống anh em sinh đôi, thì cũng là anh em ruột ! Nếu có khác thì chỉ là ở cách đánh giá. Bởi nói gì thì nói, thì một công trình xanh (dựa vào khoa học công nghệ) hay kiến trúc xanh (dựa vào giải pháp kiến trúc qua sáng tạo của KTS) chỉ được công nhận là “Xanh” khi tác động của nó đối với môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người phải ở mức thấp nhất, và khi sự tác động ấy đến độ bằng 0 thì công trình xanh (hay kiến trúc xanh) đó được gọi là “bền vững”. Chính vì thế không phải cứ được gọi là công trình xanh (hay kiến trúc xanh) là công trình đó mang tính bền vững (mà như hiện nay rất nhiều ai đó ngộ nhận?!).
Trào lưu công trình xanh (Green Building) ra đời vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm khuyến khích việc xây dựng những tòa nhà (công trình) thân thiện với thiên nhiên, góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống cho con người như: sử dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí CO2; khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm nguồn nước và vật liệu xây dựng; Tạo môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe cho người dân…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sáng 24/1, UBND quận 1 tổ chức di dời khẩn cấp 38 hộ dân ở Chung cư 518 Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1. Các hộ dân sẽ được di dời về lưu trú tại các căn hộ chung cư ở quận 1, 4, Bình Thạnh, Bình Chánh. UBND quận 1 chịu mọi chi phí di dời.
Dù là thời điểm cận Tết Nguyên đán, cuộc sống sẽ có một số xáo trộn, tuy nhiên, phần đông các hộ dân đã bày tỏ sự phấn khởi và đồng tình với chủ trương di dời khẩn cấp của UBND quận 1.
Có mặt tại hiện trường, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 đã chia sẻ và giải quyết các bức xúc của từng hộ dân.Cụ thể, bà Lục Hà ở hộ I316 đã được giải quyết chuyển về căn hộ rộng hơn ở một chung cư quận 4.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng bức thiết hơn bởi cơ cấu dân số bước vào cơ cấu dân số vàng, với 70% dân số trong độ tuổi lao động. Đặc biệt là tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dân số gia tăng trong khi quỹ đất để phát triển các công trình hạ tầng, như: Nhà ở, giao thông và các dịch vụ công cộng đang ngày càng thiếu hụt.
“Đến năm 2020, có khoảng 1,7 triệu người gặp khó khăn về nhà ở, phải sinh sống trên diện tích dưới 5m2/người. Mục tiêu đến năm này cần xây dựng thêm ít nhất 12,5 triệu mét vuông sàn NƠXH hướng tới tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp tại các khu vực đô thị; đáp ứng khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề và khoảng 70% số công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ khoảng 500.000 hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
23:00, 23/01/2019
10:24, 22/01/2019
19:00, 20/01/2019
06:01, 20/01/2019