Khách hàng vạ vật suốt đêm vì VietJet Air hủy chuyến
Cập nhật lúc: 23/04/2016, 08:23
Cập nhật lúc: 23/04/2016, 08:23
Theo thông tin trên tờ dailo.vn, suốt từ chiều tối 13/4 đến quá trưa 14/4, nhiều hành khách của VietJet Air phải vật vờ tại Cảng hàng không Vinh (Nghệ An) để chờ chuyến bay vào 18h. Họ đón xe từ Hà Tĩnh ra Vinh để đi máy bay nhưng bị hủy chuyến.
Ông Lê Thanh Chương, trú tại tỉnh Hà Tĩnh cho biết bị lỡ cho biết: “Quê chúng tôi ở rất xa, để đi chuyến bay lúc 21h, chúng tôi đã phải xuất phát từ 17h ở nhà, nhưng đến nơi lại bị thông báo hoãn chuyến bay vì thời tiết, khi chúng tôi gặp nhân viên để hỏi đổi vé đi sớm nhất vào sáng mai, nhưng nhận được câu trả lời đã hết vé và phải đợi đến 18h ngày 14/4”.
Cũng theo hành khách này, trong quá trình phải ngồi chờ đợi ở sân bay, không có sự hỗ trợ nào về chi phí, dịch vụ ăn uống cũng như nghỉ ngơi từ phía Vietjet air.
“Suốt đêm, chúng tôi phải ra ghế đá ngoài sân nằm vật vờ”. – Ông Chương nói. Vị khách hàng này còn khẳng định lần sau sẽ không bao giờ đi của hãng VietJet!
Trả lời chúng tôi về sự việc này, bà Nguyễn Thu Thúy (đại diện truyền thông của Vietjet Air) cho hay: “Theo quy định bộ GTVT và ngành Hàng không, không phục vụ ăn uống trong khi bị hủy chuyến vì thời tiết”.
Một nhân viên đại lý vé máy bay tại Hà Tĩnh cho biết, vì VietJet hủy chuyến mà nhiều hành khách đã bức xúc, gọi điện ngược lại cho đại lý đòi bồi thường. Để giúp khách hàng, đại lý đã cố đặt xin chuyển cho hành khách của mình đi chuyến sớm hơn. Mặc dù có chuyến bay sớm còn nhiều chỗ trống nhưng yêu cầu của đại lý để VietJet chuyển chuyến cho khách thì bộ phận bán vé yêu cầu trả thêm phí.
"Đến thời điểm 18h ngày 14/4 Vietjet Air lại tiếp tục thông báo chậm 45 phút, nhân viên này còn cho biết, khách hàng của chị đã gọi đến nói đại lý phải đền bù thiệt hại cho khách hàng".
Trưa 12/2 (mùng 5 Tết), hơn 600 hành khách đi trên ba chuyến bay của hãng hàng không VietJet Air khởi hành từ TP Vinh - TP.HCM vẫn vạ vật ở sân bay.
Đây là số hành khách đi trên ba chuyến bay của hãng hàng không VietJet Air bị hoãn từ chiều tối 11-2 (mùng 4 Tết).
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều hành khách tập trung tại quầy làm thủ tục của hãng hàng không VietJet Air - sân bay Vinh la ó, bức xúc yêu cầu hãng sớm giải quyết vụ việc khiến khu vực này trở nên hỗn loạn.
Cảng vụ hàng không sân bay Vinh phải tăng cường thêm lực lượng an ninh để đảm bảo ổn định tình hình. Trong khi đó, nhiều người đứng, ngồi, nằm vạ vật ở khu vực phòng chờ. Một số người khác mắt thâm quầng, mệt mỏi sau một đêm thức trắng chờ đợi.
Theo phản ảnh của nhiều hành khách với Tuổi Trẻ, việc hãng hàng không VietJet Air liên tục hoãn chuyến bay trong hai ngày qua khiến công việc của họ bị ảnh hưởng và đảo lộn. Phía hãng không có thông báo lý do hoãn cụ thể, lịch bay bù dự kiến và không hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ khiến nhiều hành khách bức xúc.
Bà Thái Thị Oanh (50 tuổi), ngụ P.Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An cho biết bà mua vé khứ hồi chiều TP Vinh - TP.HCM của VietJet Air từ một đại lý với giá 7 triệu đồng.
Chiều 11-2, dự kiến bà Oanh lên chuyến bay mang số hiệu VJ277 khởi hành từ sân bay Vinh lúc 16g55 và đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 18g40 cùng ngày. Tuy nhiên khi đến sân bay Vinh làm thủ tục bay thì phía VietJet Air thông báo chuyến bay này bị hoãn.
“Chúng tôi chờ đợi đến gần 0g đêm hôm qua để làm thủ tục bay. Khi làm xong thủ tục vào phòng chờ thì phía hãng lại thông báo chuyến bay tiếp tục bị hoãn nên tôi phải bắt taxi về nhà. Từ sáng đến trưa nay tôi không hề nhận được bất kỳ thông báo bằng tin nhắn hay email báo chuyến bay bị hoãn sẽ đổi sang giờ nào”, bà Oanh nói.
Ngồi bệt ở góc phòng chờ, chị Trần Thị Ngọc (38 tuổi, quê TP Hà Tĩnh) cho hay, gia đình chị có 5 người cùng mua vé khứ hồi (giá hơn 7 triệu đồng/người) của hãng hàng không VietJet Air để về quê ăn tết. Chiều mùng 4 Tết, khi đến sân bay Vinh để bay vào TP.HCM rồi di chuyển đến Bình Dương thì gia đình chị Ngọc mới biết chuyến bay bị hoãn.
“Nếu chuyến bay bị hoãn như vậy thì lẽ ra phía hãng phải thông báo cho chúng tôi trước vài giờ để sắp xếp công việc hay đợi ở nhà thay vì phải đến say bay đợi từ chiều tối hôm qua đến sáng nay”, chị Ngọc bức xúc. Gia đình chị Ngọc phải ra thuê khách sạn để nghỉ ngơi, chờ đợi giờ bay.
Tuy nhiên đến 11g30 trưa 12-2, nhân viên làm thủ tục hãng hàng không VietJet Air tại sân bay Vinh báo lại với khách hàng chưa có lịch bay bù nên gia đình chị Ngọc rất băn khoăn không biết nên ở lại tiếp tục chờ đợi hay quay về TP Hà Tĩnh.
Anh Phạm Văn Huy (32 tuổi, quê huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) - công tác tại TP.HCM đi trên chuyến bay VJ279 ngày 11-2 cũng bị hoãn cho hay: “Việc chuyến bay bị hoãn ảnh hưởng đến công việc của tôi bởi ngày hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của công ty chúng tôi. Cả đêm qua vợ chồng và con tôi phải ngủ lại ở sân bay, vừa ngủ vừa phải canh chừng sợ mất cắp đồ đạc”.
Đại diện lãnh đạo Cảng vụ hàng không quốc tế Vinh cho biết, ngày 11-2 có ba chuyến bay của VietJet Air bị hoãn là VJ271, VJ277 và VJ279 với hơn 600 hành khách với lý do thời tiết tại sân bay Vinh không thuận lợi, có sương mù.
Theo đại diện hãng hàng không Vietjet Air do tình hình thời tiết không thuận lợi các chuyến bay từ TP.HCM đến Vinh trong các ngày 11 và 12-2 không thể thực hiện được. Các chuyến bay buộc phải hạ cánh ở Đà Nẵng cho thời tiết tốt tiếp tục bay nhưng các chuyến bay này đều phải hoặc thả khách xuống sân bay Đà Nẵng hoặc đưa khách về TP.HCM chờ tình hình thời tiết thuận lợi hơn.
Đại diện hãng cho biết với những hành khách đưa về TP.HCM sẽ ưu tiên sắp xếp để bay vào các chuyến bay sớm nhất khi thời tiết thuận lợi. Những hành khách trên chuyến bay buộc phải hạ cánh ở Đà Nẵng hãng sẽ hỗ trợ xe giường nằm để chở khách về Vinh đồng thời hỗ trợ mỗi khách 200.000 đồng.
Tuy nhiên nhiều hành khách vẫn không đồng ý phương án giải quyết này và yêu cầu hãng phải điều máy bay đưa họ về đúng Vinh như kế hoạch đã định. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến các chuyến bay từ Vinh vào TP.HCM vì không có máy bay hạ cánh được xuống sân bay Vinh.
Tối 11/8/2013, 169 hành khách mua vé chuyến bay VJ 8385 từ Đà Nẵng đi TP HCM của VietJet Air rất bức xúc trước quyết định hủy chuyến bất ngờ của hãng. Lịch khởi hành của họ đã bị chuyển từ 18h xuống 23h35, rồi lại bị đổi về 18h45. Trước khi nhận được thông tin hủy chuyến vô thời hạn, những hành khách này còn được báo rằng phải đợi đến 21h40 mới được khởi hành.
Không đưa ra giải pháp vận chuyển thay thế, VietJet Air thông báo sẽ bồi thường cho mỗi người 200.000 đồng (cùng với khoản tiền mua vé), nhưng phải nhận tại đại lý trong vòng 4 tuần và hành khách phải ký vào một cam kết không yêu cầu thêm bất cứ khoản trợ giúp nào.
Hành khách Nguyễn Hạnh Thủy (trú tại TP HCM) cho biết, chị đặt vé khứ hồi của hãng cách đây 3 tháng cho 5 người. "Cuối tuần, gia đình tôi cho con ra Đà Nẵng chơi. Thứ hai, hai vợ chồng phải đi làm, các con đi học nhưng giờ hãng VietJet thông báo hủy mà không bố trí chuyến bay khác khiến công việc của gia đình tôi bị đảo lộn", chị nói.
Rất nhiều hành khách khác cũng lỡ kế hoạch trong khi không phải ai cũng có điều kiện quay lại thành phố để lo chỗ ăn ở. Ông Nguyễn Văn Thanh (TP HCM) bỏ ra 6 triệu đồng để mua ngay vé của hãng khác do không muốn bỏ lỡ buổi họp quan trọng vào ngày thứ hai. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như ông Thanh bởi chuyến bay của các hãng khác cũng đã kín chỗ.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Đình Hoàng, Trưởng đại diện VietJet tại Đà Nẵng, cho biết, phải hủy chuyến do máy bay ở TP HCM trục trặc kỹ thuật, không thể bay ra Đà Nẵng. Hãng cũng không có máy bay dự phòng và các chuyến bay trong 2 ngày cũng đã bán hết vé nên VJ 8385 phải hủy không thời hạn.
"Đây là lần đầu tiên chuyến bay của hãng ở miền Trung phải hủy", ông Hoàng nói.
Theo ông, việc bồi thường hủy chuyến bay 200.000 đồng một hành khách được áp dụng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải cho chuyến bay từ 500 đến 1.000km. Hãng cũng đã linh động việc hoàn tiền cho khách qua thẻ ATM.
Cho rằng việc hủy chuyến là sự cố bất khả kháng, ông Hoàng còn cho rằng việc khách đi trên chuyến VJ 8385 bị lỡ công việc không thể đổ lỗi hết cho hãng này, vì bản thân chuyến bay chỉ đóng vai trò trung chuyển. "Tôi cũng đã gặp một số hành khách để giải thích", ông Hoàng thông tin./.
Chỉ tính riêng trong tháng 3, cả ba hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar đã thực hiện hơn 17.000 chuyến bay, thế nhưng có hơn 3.000 chuyến bay chậm, hủy chuyến. Kéo theo đó là hàng trăm nghìn hành khách bị ảnh hưởng. Trong số này, cũng có những chuyến bay được thông báo trước, cũng có những chuyến bay thông báo muộn, khiến hành khách không khỏi bực mình. Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 3, số lượng các lượt chuyến bay chậm, hủy có diễn biến phức tạp. Cụ thể, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) đã thực hiện 9.760 chuyến bay thì có tới 1.661 chuyến bay chậm, 49 chuyến bay hủy; VietJet (VJ) thực hiện 5.823 chuyến bay thì có 927 chuyến chậm và 22 chuyến hủy; Jetstar Pacific(JP) thực hiện 2.231 chuyến bay thì có 471 chuyến chậm và 20 chuyến hủy. Với hàng loạt chuyến bay chậm, hủy chuyến, vậy các hãng hàng không sẽ hỗ trợ, đền bù khách như thế nào? Trả lời câu hỏi này, đại diện của hãng VNA tiết lộ: Căn cứ quy định tại Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải, mức bồi thường hiện đang căn cứ theo thời gian chậm (trên 4 giờ) và theo độ dài chặng bay. Trong trường hợp các chuyến bay chậm trên 4 giờ thì đường các chuyến bay có độ dài từ 5.000km trở lên sẽ có mức bồi thường cao nhất (150 USD/khách). |
08:25, 23/04/2016
11:25, 05/08/2015
23:42, 29/06/2015