Hướng dẫn cách sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông nhanh và đúng cách
Cập nhật lúc: 03/03/2016, 00:21
Cập nhật lúc: 03/03/2016, 00:21
Trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên khi cần sơ cứu là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở được lưu thông.
Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... thì phải dùng tay móc ra. Tránh tập trung quá đông người vì sẽ làm cho bệnh nhân càng khó thở hơn.
Dưới đây là cách xử trí một số chấn thương thường gặp khi bị tai nạn giao thông.
Nếu xe bốc cháy, việc đầu tiên là quan sát hiện trường để giúp nạn nhân, đồng thời tránh gây tổn thương cho mình.
Hãy loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách tách nạn nhân khỏi vật gây cháy, cởi bỏ quần áo nếu bén lửa, ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch hoặc đắp khăn mát trong 15-20 phút.
Nếu nạn nhân còn tỉnh, cần cho uống bù nước. Trong thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể nạn nhân, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý:Nguyên tắc khi chữa bỏng là làm mát vùng da bị tổn thương càng sớm càng tốt. Không dùng đá hoặc nước quá lạnh để ngâm hoặc chườm. Khi thực hiện phải thật nhẹ nhàng, tránh gây đau, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì dễ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm, không bôi kem hoặc bất kỳ chất gì lên vết thương. Nếu bị bỏng mắt, cần dặn dò nạn nhân không được dụi, không cần cố gắng lấy dị vật trong mắt ra.
Với trường hợp đa chấn thương, nếu quan sát thấy nạn nhân gặp các vấn đề về đường thở, chảy máu, chấn thương đầu, cột sống, cần ưu tiên tiến hành sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa đến bệnh viện.
Đây là chấn thương thường gặp nhất khi bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân do va đập, bị vật sắc nhọn đâm vào da, xương gãy đâm ra ngoài làm rách da, đứt mạch máu, dập chi.
Dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt như dập nát hoặc rách da, thịt dẫn đến máu chảy. Nạn nhân cảm thấy lạnh run, vã mồ hôi, da xanh tái, nếu mất quá nhiều máu sẽ dẫn đến choáng, bất tỉnh, tử vong.
Trong trường hợp vết thương có dị vật, không nên rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy ra nhiều hơn. Cần xử trí theo các bước sau:
Với vết thương chảy máu dập nát hay đứt chi, cần:
Đối với vết thương chảy máu không có dị vật, cần:
Lưu ý: Khi sơ cấp cứu, không nên làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa. Không vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn, mất máu. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hiện trường không an toàn, mới di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường.
Khi xương bị gãy, dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động, giảm hoặc không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề, chảy máu. Trong một số trường hợp da bị bầm tím. Nếu gãy xương hở đầu, xương có thể đâm thủng da.
Việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Tránh làm xương dịch chuyển, không thể xảy ra thêm tổn thương về mạch máu, thần kinh, cơ. Có thể dùng các loại nẹp tự tạo từ gỗ, tre, đòn gánh để cố định vùng xương gãy.
Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố định cả khớp; chẳng hạn gãy xương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Với xương cẳng chân cần cố địinh khớp gối, khớp cổ chân; Gãy xương cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Riêng khi gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.
Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Có thể dùng xe máy chở nạn nhân gãy xương chi ở tư thế ngồi. Tuy nhiên trong trường hợp gãy xương cột sống hay xương đùi cần vận chuyển trên cáng nằm.
Khi quan sát thấy nạn nhân bị va đập ở vùng đầu, đừng tự ý di chuyển mà hãy nhờ sự giúp đỡ của những người khác. Nếu nạn nhân hôn mê, không nên cho uống bất kỳ loại nước nào vì dễ bị sặc.
Nạn nhân chấn thương sọ não có thể bị vỡ sọ, vết thương xuyên thấu, dập não, xuất huyết trong hoặc phù não, co giật.
Khi đó, nên đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí với tư thế chân kê cao hơn đầu khoảng 20 cm nếu không thấy chảy máu đầu cổ, không bị nhồi máu cơ tim. Cần ủ ấm cho bệnh nhân. Nếu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở, nên ưu tiên hô hấp nhân tạo, xoa bóp lồng ngực ở vùng tim.
Sau khi xử trí tổn thương ban đầu, gọi xe cấp cứu ngay. Nếu nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cột sống, phải thật cẩn trọng khi khiêng cáng ra khỏi hiện trường. Trong quá trình di chuyển, cần cố định nạn nhân bằng cách chèn vải, chăn gối ở phần đầu, cổ và thân.
Cần đặt nạn nhân nằm trên vùng đất an toàn, nâng đỡ đầu, nới rộng quần áo, đặc biệt ở vùng cổ. Nếu có nôn ói, hãy xoay nạn nhân nằm nghiêng một bên để tránh hít chất nôn vào phổi. Sau đó gọi số 115 để được hỗ trợ.
Bộ phận bị bong gân, trật khớp thường có những dấu hiệu: Đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.
Những lưu ý trong khi sơ cứu nạn nhân
14:00, 31/01/2016
21:09, 22/01/2016
14:16, 08/01/2016
10:40, 03/12/2015
20:51, 01/12/2015
21:51, 25/11/2015