19/01/2025 | 09:36 GMT+7, Hà Nội

“Hãy dạy cách câu cá chứ đừng cho cá”

Cập nhật lúc: 01/02/2019, 21:56

Chắc hẳn bạn đã nghe câu tục ngữ: “Nếu cho người khác một con cá, bạn sẽ chỉ nuôi sống người đó một ngày. Còn nếu dạy anh ta cách câu cá, bạn sẽ nuôi sống anh ta cả đời”. Đa số các nhà quản lý đều giành cả ngày để đưa ra các giải pháp cho nhân viên của mình. Một số người sẽ tìm sếp để đặt các câu hỏi, rồi sau đó người quản lý sẽ lắng nghe chi tiết và đưa ra cho họ những câu trả lời, lời khuyên tốt nhất.

Đó là bạn cho nhân viên cá, chứ không phải dạy họ cách câu.

Ngược lại, huấn luyện cho phép nhân viên làm chủ cuộc trao đổi từ đó họ có thể phát triển các kỹ năng mới để tìm cách giải quyết các khó khăn gặp phải. Điều đó vừa đảm bảo sự phát triển của nhân viên và vừa trao cho họ cơ hội làm việc hiệu quả và tự lập hơn.

Huấn luyện thời gian đầu sẽ mất nhiều thời gian cho từng nhân viên hơn là tự người quản lý giải quyết từng vấn đề mà nhân viên gặp phải. Huấn luyện cũng giống như dạy họ câu cá, nó sẽ giúp họ cả đời. Việc bỏ ra thời gian đầu nỗ lực như vậy sẽ giúp người quản lý tiết kiệm một khoảng thời gian rất lớn để phát triển về lâu dài.

Vậy, làm thế nào để huấn luyện cho nhân viên?

hay day cach cau ca chu dung cho ca
Ảnh minh họa

Dưới đây là chi tiết của từng nguyên tắc và ví dụ của huấn luyện trong đời sống:

1. Hiếu kì

Huấn luyện bắt đầu và kết thúc bằng những câu hỏi thay vì đưa ra các giải pháp. Người huấn luyện đưa ra những câu hỏi đúng, sau đó để nhân viên suy nghĩ cách vượt qua nó và cuối cùng là có thể giải quyết bất cứ khó khăn nào mà họ gặp phải.

Ví dụ như, một nhân viên lên tiếng rằng họ bị trễ deadline và đưa ra các lý do. Phần chung người quản lý sẽ bỏ qua lỗi đó và nhấn mạnh lại tầm quan trọng của deadline.

Nhưng ngược lại, người huấn luyện sẽ hỏi nhân viên những câu hỏi mở, đơn giản. Hỏi nhân viên điều gì đã dẫn đến việc trễ deadline và lắng nghe những câu trả lời thành thật nhất từ họ.

2. Để nhân viên làm chủ

Đến cuối cùng, một khi nhân viên đưa ra vấn đề, thì phản ứng thông thường là sếp sẽ đưa ra giải pháp. Nhưng để coach hiệu quả, bạn nên để nhân viên đối diện với vấn đề, đặt ra các câu hỏi để nhân viên có thể tự giải quyết các vấn đề đó.

Đó là một bài tập hiệu quả, tất cả mọi người sẽ nghĩ ra những ý tưởng khác nhau, hoặc thậm chí là tốt hơn nhau, khi tất cả mọi người cùng nghĩ cách vượt qua, những giải pháp có thể sẽ tốt hơn những gì bạn nghĩ. Ngoài ra, điều này sẽ giúp nhân viên phát triển và giúp họ có những quan điểm rõ ràng về những điều đã làm sai, và những điều có thế tránh trong tương lai.

Ví dụ như, một nhân viên được lên chức trường nhóm nói rằng những luật lệ mới rất khó khăn với họ. Và hầu như những người quản lý sẽ có trách nhiệm đưa ra giải pháp giúp họ tiếp túc. Thay vì vậy, bạn có thể huấn luyện họ vượt qua bằng cách hỏi họ về những khó khăn khi có thẩm quyền mới và họ có thể giải quyết như thế nào. Bài tập này sẽ giúp nâng cao và giúp nhân viên tiến xa trong sự nghiệp.

3. Quản lý toàn diện

Huấn luyện sẽ cho chúng ta thấy không có ranh giới nào giữa công việc và cuộc sống. Thật sự là những điều trong cuộc sống có ảnh hưởng đến công việc, và nếu như bạn muốn huấn luyện nhân viên hiệu quả, bạn cần có một bức tranh tổng thể về người đó.

Ví dụ bạn thấy hiệu suất công việc của nhân viên đột nhiên giảm. Khi nhân viên gặp phải vấn đề, họ sẽ không muốn ai biết điều đó. Hy vọng, bạn có thể xây dựng lòng tin thật tốt với nhân viên để họ có thể thật thoải mái chia sẻ với bạn điều họ đang mắc phải và hai người có thể làm việc cùng nhau để tìm ra cách giải quyết.

Nguyễn Sinh