24/01/2025 | 10:23 GMT+7, Hà Nội

Hà Nội: Các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý không được tự ý phá dỡ

Cập nhật lúc: 15/04/2022, 09:06

Theo quy định mới của TP.Hà Nội vừa được ban hành, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.

TP.Hà Nội vừa ban hành quyết định về "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2021-2025".Theo đó, Theo đó,

Theo đó, thành phố giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để các tổ chức, cá nhân tự ý cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự trên địa bàn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Về bảo trì, theo quy chế, phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng. Đối với biệt thự có giá trị về lịch sử văn hoá; biệt thự gắn liền với các sự kiện chính trị, cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng, việc bảo trì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 1 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có ý kiến chuyên ngành của Sở Xây dựng, Sở QH&KT, và phải được UBND thành phố chấp thuận. Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 2 có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải được sở QH&KT chấp thuận. Việc bảo trì nhà biệt thự nhóm 3 được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.

Về cải tạo, đối với biệt thự nhóm 1, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ đúng vị trí, kiểu dáng, kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự cũ; không làm thay đổi công năng, tính chất sử dụng ban đầu của nhà biệt thự.

Đối với nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến đã được xếp hạng, việc cải tạo nhà biệt thự phải đảm bảo các quy định của Luật Di sản văn hoá và phải được Sở VH&TT thoả thuận phương án cải tạo, xây dựng lại. Đối với nhà biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật, phải được Sở QH&KT thoả thuận phương án cải tạo. Đặc biệt, theo quy định, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.

nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý của quy chế này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đặc biệt phải có ghi chú “Nhà biệt thự được quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954”. Nhà biệt thự có giá trị về lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thuộc nhóm 1, nhóm 2 quy định tại quy chế này được cấp giấy chứng nhận “Nhà biệt thự có giá trị lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu”.
Hà Nội: Các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý không được tự ý phá dỡ

Do vậy, Thành phố không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp: chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự thuộc sở hữu tư nhân; chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự; chia tách hợp đồng thuê nhà đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước.

Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đang tập trung cải tạo, chỉnh trang nhà biệt thự trên địa bàn do TP quản lý. Theo đó, Sở Xây dựng đã rà soát, trình UBND TP ban hành quyết định thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND TP về danh mục biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.

Sở Xây dựng cũng lập kế hoạch khảo sát, đánh giá chất lượng toàn bộ 1.219 biệt thự và lập danh sách các biệt thự đã xuống cấp, nguy hiểm cần kiểm định chất lượng công trình và kế hoạch lập hồ sơ, tài liệu lưu trữ, thiết lập hồ sơ 3D các nhà biệt thự nhóm 1.

Với biệt thự thuộc đối tượng quản lý của quy chế này theo quy định được phân loại thành 3 nhóm, gồm nhóm 1 (70-100 điểm) là những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự gắn liền với cách mạng - kháng chiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; biệt thự có giá trị đặc biệt về kiến trúc (từ 30-35 điểm về giá trị kiến trúc nghệ thuật).

Nhóm 2 được đánh giá từ 50-69 điểm, gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc, nhưng không thuộc biệt thự nhóm 1. Nhóm 3 được đánh giá dưới 50 điểm, gồm những biệt thự không thuộc nhóm 1, nhóm 2.

Nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý của quy chế này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đặc biệt phải có ghi chú “Nhà biệt thự được quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954”.

Nhà biệt thự có giá trị về lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thuộc nhóm 1, nhóm 2 quy định tại quy chế này được cấp giấy chứng nhận “Nhà biệt thự có giá trị lịch sử văn hoá, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu”.

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, mới đây, quận Hoàn Kiếm thực hiện Dự án bảo tồn biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài được kỳ vọng đây sẽ là dự án trùng tu kiểu mẫu.

Tòa biệt thự được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX, là một trong số 1.253 nhà biệt thự mang kiến trúc Pháp được đưa vào danh mục quản lý theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự xây dựng từ trước năm 1954” của TP Hà Nội. Tuy nhiên, tòa biệt thự đã bị bỏ hoang nhiều năm nay và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đây là một trong những căn biệt thự vô giá còn sót lại của Hà Nội. Dự kiến, sau khi bảo tồn, nơi đây có thể trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa của Thủ đô, với nhiều hoạt động quảng bá và phát huy các giá trị di sản văn hóa, kiến trúc của Hà Nội.

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/ha-noi-cam-tu-y-pha-do-biet-thu-co-xay-dung-truoc-1954-20201231000006005.html