Giấm táo mèo và 7 công dụng cơ bản
Cập nhật lúc: 26/10/2016, 13:48
Cập nhật lúc: 26/10/2016, 13:48
Táo mèo còn được người H’Mông gọi là quả sơn tra. Loại quả này được thu hái từ một số cây thuộc chi sơn tra (Crataegus), họ hoa hồng (Rosaceae).
Chi sơn tra có khoảng 280 loài, phân bố ở nhiều quốc gia như: Nga, Ba Lan, Hungary, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Việt Nam…
Ở Việt Nam, cây sơn tra mọc tự nhiên và trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La… trên các dãy núi cao 1.500 - 2.000m.
Mùa quả táo mèo thường từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm. Táo mèo khi chín có thơm hương thơm thanh, nhẹ.
Táo mèo được coi là thần dược của tự nhiên, không chỉ có nhiều công dụng mà lại an toàn và có giá rẻ.
Khoa học cũng đã chứng minh, táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị.
Dịch chiết sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn e.coli, trực trùng lị, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh. khi sao đen có thể hấp thu hầu hết độc tố của vi khuẩn và các chất hoại tử, làm giảm kích thích thành ruột, giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy, kiết lị do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do vậy, công dụng chủ yếu của táo mèo là giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu.
Thành phần cơ bản của táo mèo gồm: 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường, có các acid hữu cơ như Crategolic acid, Malic acid, Oxalic acid, Succinic acid, Acetic acid, Citric acid, Ursolic acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Palmitic acid, Oleic acid, Stearic acid, giàu vitamin C (0,03% - 0,1%, đứng hàng thứ tư trong các loại hoa quả giàu vitamin C), vitamin B2 (đứng hàng đầu trong các loại hoa quả, ngang với chuối tiêu), Caroten (đứng thứ hai trong các loại hoa quả) và Canxi (mỗi 100g sơn tra có chứa 85mg Canxi thuộc loại cao nhất trong các loài hoa quả).
Ngoài ra, táo mèo còn chứa Chì, Sắt, Tanin, Acetylcholine, Phytosterrin.
Với thành phần dinh dưỡng như trên, táo mèo có thể có 7,8 công dụng cơ bản, đó là: Dưỡng da, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm béo, tốt cho vòm họng, giúp hạ mỡ máu, điều hòa huyết áp, giảm đau nhức,...
Giấm táo mèo pha với nước lạnh có công dụng làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da mịn màng và giảm nhờn.
Ngoài ra, hỗn hợp gồm một nửa chén dầu oliu với ¼ chén giấm táo và ¼ cốc nước có thể dùng để làm chất dưỡng da ban đêm. Trong đó, dầu oliu có tác dụng dưỡng da, giấm giúp loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn gây mụn.
Giấm táo mèo pha cùng nước tắm hàng ngày sẽ giúp làn da bạn sáng và mịn màng, chắc khỏe hơn.
Giấm táo mèo có khả năng kích thích quá trình bài tiết tế bào mỡ ra khỏi cơ thể mà không hề có tác dụng phụ. Pha một nửa muỗng canh giấm táo với một cốc nước, uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn sẽ giúp bạn giảm cân.
Đối với những người bị đau họng, viêm họng, có thể dùng hỗn hợp giấm táo mèo, nước ấm và mật ong để súc miệng.
Mỗi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước ấm có pha 1 thìa giấm táo mèo với 1 thìa mật ong sẽ thấy hiệu quả. Sau đó có thể giảm dần thời gian súc miệng lên khoảng 2 giờ 1 lần.
Giấm táo mèo còn có công dụng chữa viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt. Để như vậy, mỗi ngày uống vào bữa ăn 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ giấm táo mèo và 2 thìa mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong.
Để phụ trợ cho việc hạ mỡ máu, dùng táo mèo và lá sen, mỗi vị 15g đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
Uống liên tục trong 15 ngày, nghỉ vài ngày lại sắc uống, mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày.
Đối với công dụng điều hòa huyết áp, dùng 200ml nước pha với 3 thìa giấm táo mèo và 2 thìa mật ong, hàng ngày uống 4 lần trước hoặc sau bữa ăn, chú ý kiêng ăn mặn để công dụng đạt được tối ưu nhất.
Công dụng hay được nhắc đến nhất của táo mèo chính là chữa đầy hơi, không tiêu.
Theo đó, dùng 30gr táo mèo sắc nước uống thay trà trong ngày sẽ điều trị việc tiêu hóa được tốt hơn.
Giấm táo mèo pha cùng nước ấm và mật ong còn có tác dụng chữa viêm khớp.
Để giảm đau nhức, lấy lòng đỏ trứng gà và đánh với 1 thìa lớn giấm táo mèo và một thìa nhỏ tinh dầu thông sau đó bôi lên mặt da bị đau nhức và xoa mạnh.
Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa nhỏ giấm táo mèo với 2 thìa mật ong có thể làm giảm đi các cơn hoa mắt, chóng mặt.
12:43, 20/07/2017
07:03, 01/12/2016
19:42, 05/11/2016