Giá lúa gạo nhích lên, thị trường vẫn đìu hiu
Cập nhật lúc: 28/02/2019, 15:20
Cập nhật lúc: 28/02/2019, 15:20
Kho gạo của bà Nguyễn Thị Kim Quyên, cũng như nhiều kho lúa gạo khác ở khu vực xã An Cư, huyện Cái Bè dự trữ đầy tràn. Bà Quyên cho biết, mấy ngày nay giá lúa gạo có tăng từ 200-300 đồng/kg nhưng đầu ra của hạt gạo rất chậm. So với năm rồi giá gạo giảm, chất lượng cũng kém hơn.
"Mấy bữa nay gạo có tăng, một tấn lên hơn 1 triệu đồng, tăng 200-300 đồng/kg. Măm nay giá sụt hơn, năm rồi giá cao hơn. Người ta đến mua đi các tỉnh bán lại, tiêu thụ không mạnh bằng các năm trước. Thời tiết năm nay lạnh, gạo xay ra bị gảy nhiều hơn năm rồi" - Bà Quyên nói.
Theo ghi nhận của PV, giá lúa tại tỉnh Tiền Giang hiện tại: Lúa IR 50404 tại ruộng có giá 4.300 đồng/kg, lúa Jasmine 85 có giá 4.900 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá 4.700 - 4.800 đồng/kg; tăng từ 200- 300 đồng/kg so với tuần trước.
Ông Từ Phước Hải, nông dân xã Bình Phú, huyện Cai Lậy vừa thu hoạch lúa Đông Xuân vừa thu hoạch ruộng lúa bán cho thương lái theo hợp đồng trước, chia sẻ, “Ở đây thu hoạch bán lúa theo “hợp đồng miệng”, lúc trước giá trên 90 nghìn đồng/giạ. Bây giờ giá thấp, còn hơn 80 nghìn đồng/giạ, giảm quá đi. Mấy ngày này giá vẫn không lên. Thương lái mua giá thấp mà nếu nhà nông không bán, lái đâu có cho máy đến cắt. Giá này, nhà nông không có lời, chịu thiệt thòi”.
Vụ đông xuân 2018 - 2019, các huyện phía Tây của tỉnh xuống giống gần 37.000 ha lúa. Đến thời điểm này, nông dân đã thu hoạch được trên 20.000 ha lúa. Do gieo sạ đồng loạt, lúa chín đồng loạt và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên tiến độ thu hoạch lúa rất nhanh.ố diện tích còn lại 10 ngày sau sẽ thu hoạch xong. Tại huyện Cái Bè có 15.000 ha lúa đã được thu hoạch xong, bán với giá thấp nên lãi không đáng kể. Do đó, nông dân địa phương này không được hưởng lợi từ chủ trương mua gạo tạm trữ của Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Cái Bè cho biết thêm, “Cái giá lúa thấp như vậy, người dân giảm thu nhập rất nhiều. Khi triển khai chủ trương mua gạo tạm trữ doanh nghiệp được hỗ trợ thu mua còn nông dân không được hưởng. Theo tôi, nhà nước nên có giải pháp căn cơ đối với cây lúa, làm sao ổn định thị trường, ổn định giá cả chứ còn đợi khi giá lúa sụt giảm, nhà nước mới đưa ra giải pháp thì thường không kịp thời.
Đối với tỉnh Tiền Giang, bên cạnh việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho lúa gạo thì việc hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo tạm trữ phải được tiến hành khẩn trương. Nếu công tác này thực hiện chậm thì chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi từ chủ trương này vì lúa của nông dân đã thu hoạch xong.
16:30, 25/02/2019
07:32, 20/02/2019
12:30, 20/01/2019