Dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường - Kỳ 4: Tiềm ẩn nguy cơ phá bỏ với các căn shophouse
Cập nhật lúc: 18/04/2019, 13:00
Cập nhật lúc: 18/04/2019, 13:00
Shophouse là gì?
Shophouse hay “shop house anh home” là mô hình nhà ở kiểu mới có sự kết hợp giữa mục đích để ở và kinh doanh thương mại. Chính vì vậy shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại với thiết kế thông minh, đa năng và giúp tối ưu mục đích sử dụng của người sở hữu từ ở cho tới kinh doanh.
Nhà shophouse có mục đích đầu tư chủ yếu là nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại và có thể cho thuê lại, đồng thời có thể kết hợp với mục đích để ở. Nhà mặt phố cũng có chức năng để ở, kinh doanh. Do vậy cả 2 loại nhà này đều là phục vụ tiện ích cho dân cư xung quanh.
Tuy nhiên đối với nhà shophouse việc kinh doanh chủ yếu phù hợp với quy hoạch đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn, đặc biệt là không thuận với những kế hoạch kinh doanh cần chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, buôn bán các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính thông dụng, đặc trưng theo nhu cầu của công đồng địa phương.
Một điểm khác biệt nữa mà người mua nhà phải lưu ý, đó là các thiết kế shophouse là không thể điều chỉnh, thay đổi về cấu trúc. Gần như căn shophouse ở cùng một lô hay tòa nhà đều có kiến trúc thiết kế mặt bằng, trang trí giống nhau và không được phép thay đổi kiến trúc xây dựng bởi nó sẽ phá vỡ quy hoạch về thiết kế.
Hiện nay mô hình shophouse có 2 loại hình với quyền sở hữu khác nhau mà người dùng cần nắm rõ để cân nhắc khi mua đó là: Loại căn hộ shophouse có hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài: shophouse nằm tại các dãy nhà phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng; loại căn hộ shophouse có sổ đỏ 50 năm: shophouse nằm tại vị trí tầng 1-2 khối đế chung cư.
Rủi ro tại Dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường
Cho đến thời điểm hiện tại, Dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường do Công ty Thăng Long làm chủ đầu tư đã bước vào giai đoạn xây dựng dãy nhà mẫu shophouse. Xét theo những tiêu chuẩn và đặc điểm về nhà shophhouse như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy những điểm “khác biệt” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại Dự án này.
Đầu tiên, dãy nhà shophouse là có thiết kế và cấu trúc là không thể thay đổi hay điều chỉnh. Thế nhưng, ngay tại dãy nhà shophouse đang được xây dựng của Dự án đã và đang tồn tại 2 căn shophouse đã có người ở, mà thực chất là 1 nhà chỉ có mặt tiền được thiết kế giống 2 căn. Những căn bên cạnh lại được thiết kế giống nhau và không hề giống 2 căn này. Như vậy thì căn nào mới là đúng thiết kế theo bản vẽ của dự án?
Liên quan đến vấn đề sổ đỏ của dãy shophouse này. Khi mà hầu hết các căn hộ shophouse đều có thời gian sử dụng đối với diện tích ở (house) là vĩnh viễn và phần diện tích kinh doanh (shop) là 50 năm. Đây cũng là 1 rào cản mà rất nhiều chủ sở hữu phải quan ngại. Nếu là kiểu đầu tư lướt sóng thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu mục đích chính để ở, thì phải tìm hiểu kỹ cam kết của chủ đầu tư, vì một số dự án chủ đầu tư cam kết tiếp tục gia hạn thêm 20 năm thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, Dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường cũng không ít lần bị phản ánh nhiều sai phạm, hiện đang được thanh tra và chưa có kết luận, không chỉ đối với dãy nhà shophouse mà còn nhiều vấn đề pháp lý khác. Do đó, việc đầu tư có thể đem đến không ít rủi ro, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bỏ ra một khoản tiền lớn vào Dự án này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về dự án này./.
11:30, 10/04/2019
11:00, 05/04/2019
22:06, 02/04/2019