22/11/2024 | 03:38 GMT+7, Hà Nội

Đơn giản như uống nước mà có người vẫn làm sai

Cập nhật lúc: 10/08/2017, 15:00

Uống nước đơn giản nhưng bạn rất dễ mắc sai lầm. Không phải là bạn cứ uống đủ 2lit là cơ thể sẽ đáp ứng đúng nhu cầu. Lượng nước bổ sung từ nhiều nguồn và cách bạn uống như thế nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Nước là nguyên tố lớn nhất mà cơ thể cần. Nó là phương pháp thải độc tự nhiên và hiệu quả nhất. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung đủ nướ cho cơ thể. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách uống nước hợp lý và đúng cách.

Ảnh: Internet.

Nước rất cần cho cơ thể. Ảnh: Internet.

Nên uống bao nhiêu nước?

Nếu uống không đủ lượng này, sẽ dẫn đến việc cơ thể thiếu nước và bạn thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Thậm chí, nếu để cơ thể mất đến 20% nước sẽ dẫn tới tử vong.

Nếu cơ thể thiếu nước cũng dẫn đến da khô, tóc giòn dễ gẫy và các bệnh như táo bón hoặc sỏi thận có thể đến thăm.

Bên cạnh đó, việc dư nước cơ thể cũng khiến bạn gây áp lực lên thận, loãng chất điện giải trong máu và hạ natri.

Việc thừa nước trong cơ thể cũng dẫn tới phù nề, sưng não. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước là đủ.

Không phải là bạn cứ uống đủ 2lit là cơ thể sẽ đáp ứng đúng nhu cầu. Lượng nước bổ sung có thể gồm nước lọc, trà, hoa quả và các món canh.

Một người lao động trí óc ở nhiệt độ bình thường khoảng 20-25 độ C có thể bổ sung từ 1,5-2 lit nước vì lượng nước còn lại đã có trong thức ăn rau quả tuy nhiên nên tránh những thức uống có hại như rượu bia, nước có ga…

Nên bổ sung nước đúng cách mới tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Nên bổ sung nước đúng cách mới tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Với những người làm việc trong thời tiết nóng, nặng nhọc thì uống 3 lít nước mỗi ngày mới đảm bảo sức khỏe.

Và nếu như bạn đang gặp vấn đề sức khỏe như viêm đường tiết niệu, sốt cao, dị ứng, ngộ độc thì phải tăng cường uống nước. Trong trường hợp cơ thể bị phù nề, cao huyết áp, bị bệnh tim mạch thì không được tăng lượng nước uống.

Uống nước thế nào là đúng cách?

Bạn cũng không nên bù nước một lúc mà nên chia làm nhiều lần trong ngày, nhất là khi đi nắng về không nên uống một hơi cho đã khát. Bởi nhiều nước vào cùng lúc sẽ làm tăng đốt ngột lượng nước lưu thông trong máu gây dãn cơ tim hoặc huyết áp tăng đột ngột.

Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat…

Bạn cũng không nên bù nước bằng các loại nước có ga hoặc rượu bia, chất có cồn. Sẽ chỉ làm hao nước trong cơ thể và gây hại sức khỏe.

Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất hại dạ dày.

Lịch uống nước

Chọn giờ để bổ sung nước được hiệu quả hơn.Ảnh: Internet.

Chọn giờ để bổ sung nước được hiệu quả hơn.Ảnh: Internet.

6-7h: Sau một giấc ngủ dài, cơ thể rất cần nước, vì thế bạn hãy uống ngay một ly nước ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Sau khi uống nước nửa tiếng thì mới bắt đầu ăn sáng.

8-9h: Uống ly nước thứ hai để bắt đầu ngày làm việc thật hiệu quả.

11h: Sau khi làm việc vài giờ trong điều hòa, da bạn bắt đầu khô và đây là thời điểm bạn cần bổ sung nước.

12h: Uống nước sau bữa trưa để các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn.

15-16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Thời điểm này hãy dùng một cốc trà nóng giúp cơ thể thư thái.

17h: Uống nước lúc này để bớt cảm giác đói và mệt.

20h: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm

22h: Ly nước cuối cùng của ngày, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ. Tuy nhiên, hãy uống trước khi ngủ ít nhất 30 phút để không bị cơn buồn tiểu đánh thức giấc ngủ.