19/01/2025 | 10:36 GMT+7, Hà Nội

Độ tuổi nào nên tiến hành tầm soát ung thư?

Cập nhật lúc: 07/08/2016, 02:08

Tầm soát ung thư được biết đến là chìa khóa giúp người bệnh chủ động phát hiện sớm, ngăn ngừa và điều trị nguy cơ mắc 4 căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam, đó là: Ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư cổ tử cung.

Tùy theo mỗi loại bệnh mà người bệnh cần lựa chọn phương pháp và thời điểm thích hợp để tiến hành tầm soát ung thư.

Ung thư đại trực tràng

Đối với nhóm bệnh này, mọi người ở tầm tuổi trên 50 đều nên khám tầm soát định kỳ để phát hiện nguy cơ hay mầm mống bệnh.

Theo chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, gói tầm soát ung thư đại trực tràng tại đây được thực hiện trước tiên bởi khám lâm sàng tổng quát (thường là thăm khám trực tràng hậu môn bằng tay) và thực hiện một số phương pháp:

  • Thử máu trong phân hằng năm.
  • Soi trực tràng 5 năm một lần.
  • Nội soi đại trực tràng 5 năm một lần.

Lưu ý, đối với người có tiền sử bị polyp ruột già, viêm ruột già hoặc có người thân bị ung thư ruột già thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và nên bắt đầu tầm soát ung thư trước 50 tuổi.

Ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp và gây ra tỷ lệ tử vong khá cao, tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Những người cần tiến hành tầm soát ung thư vú là phụ nữ tuổi 20 - 39. Nhóm này được khuyến cáo là nên khám vú theo tiêu chuẩn y tế bởi bác sĩ hoặc chuyên viên y tế 3 năm một lần và tự khám vú hằng tháng.

Đối với phụ nữ trên 40 tuổi nên chụp Xquang tuyến thư vú, khám vú theo tiêu chuẩn y tế hằng năm và tự khám vú hằng tháng.

 Tùy theo mỗi loại bệnh mà người bệnh cần lựa chọn phương pháp và thời điểm thích hợp để tiến hành tầm soát ung thư.

Ung thư tiền liệt tuyến

Đây là loại bệnh thường xuyên phát triển ở nam giới. Do vậy, bắt đầu từ tuổi 50, nam giới có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Nếu tiến hành thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm PSA hiện là được ứng dụng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả. Đặc biệt, nam giới có người thân mắc ung thư tuyến tiền liệt nên có xét nghiệm PSA kể từ năm 45 tuổi.

Ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì tất cả các phụ nữ đã từng quan hệ tình dục hoặc 18 tuổi trở lên nên khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm papsmear từ 6 - 12 tháng một lần.

Sau 3 lần liên tiếp kết quả xét nghiệm papsmear bình thường thì có thể thực hiện kiểm tra định kỳ từ 2 - 3 năm một lần.

Một loại bệnh mà người Việt Nam cũng có nguy cơ mắc nhiều nữa đó chính là Viêm gan B&C và ung thư gan

Một con số thống kê cho hay, 80% những trường hợp ung thư gan là do bệnh viêm gan B gây ra.

Theo Trung Tâm về Gan Á Châu tại Đại Học Stanford, đàn ông Việt Nam có nguy cơ bị chết vì bệnh ung thư gan cao nhất thế giới.

Điều đáng mừng là đã có thuốc chủng ngừa viêm gan B và có cách chữa viêm gan B, viêm gan C rất hiệu nghiệm. Chính vì vậy, mọi người dân gốc Việt nên:

  • Thử máu truy tìm bệnh viêm gan B và viêm gan C
  • Nếu chưa mắc bệnh viêm gan B, nên chủng ngừa viêm gan B. (Chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C).
  • Nếu mắc bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C, nên tầm soát ung thư gan ít nhất mỗi năm một lần.

Khám tổng quát sức khỏe

Ngoài việc tiến hành tầm soát và khám phát hiện ung thư thì các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người nên khám tổng quát cơ thể, đặc biệt các bộ phận như tuyến giáp trạng, da, hạch và bộ phận sinh dục để theo dõi được tình hình sức khỏe bản thân và có cho mình một kế hoạch sinh hoạt, ăn uống điều độ, tốt cho sức khỏe.