18/01/2025 | 17:55 GMT+7, Hà Nội

Nghiên cứu mới: Thần dược chữa ung thư buồng trứng

Cập nhật lúc: 27/07/2016, 12:05

Một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma gondii, được tìm thấy trong phân của những vật nuôi trong nhà như chó hoặc mèo có thể sẽ là vũ khí tiếp theo được con người sử dụng nhằm chống lại các khối u.

Nghiên cứu mới về thần dược chữa ung thư

Nghiên cứu mới đây cho thấy, phân mèo có thể đóng vai trò to lớn trong cuộc chiến chống ung thư buồng trứng.

Được gọi là Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng này được tìm thấy nhiều trong phân mèo và thịt bị nhiễm bẩn. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm loại kí sinh trùng này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nhận ra được sự hiện diện của nó.

Loài ký sinh trùng này chỉ trở thành mối nguy đối với các thai nhi và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Toxoplasma gondii tồn tại rất nhiều trong phân mèo. 

Toxoplasma gondii tồn tại rất nhiều trong phân mèo. 

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng một số loại protein đặc thù được tiết ra bởi các ký sinh trùng này vừa gây hại cho hệ thống miễn dịch và đồng thời cũng tấn công luôn cả những khối u buồng trứng mới được hình thành.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này chính là vì bản năng bảo vệ cơ thể của vật chủ của những con ký sinh trùng. Những loài sinh vật này tuy gây hại cho vật chủ nhưng nếu vật chủ chết thì chúng cũng sẽ chết theo.

Việc tiêu diệt các tế bào ung thư của vật chủ cũng chính là một phương pháp nhằm đảm bảo sự sống còn cho chính bản thân những ký sinh trùng này.

Trước đây, các bác sĩ sử dụng một chiến lược khá hứa hẹn trong cuộc chiến chống ung thư là sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để loại bỏ các tế bào khối u.

Nhưng do hiện tượng dung nạp miễn dịch, hệ thống miễn dịch sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để xác định các tế bào tấn công.

Trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường Y Khoa Geisel (Hoa Kỳ), họ đã dựa trên những khám phá trước đó và tạo ra một loại vắc xin chiết xuất từ T. gondii có thể chữa khỏi cho những con chuột mắc một số loại ung thư nhất định.

Ký sinh trùng Toxoplasma gondii không chỉ cư trú trên mèo mà còn có thể sống trên bất kỳ động vật máu nóng nào. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng T. gondii khi tiếp xúc với phân mèo, hoặc ăn thịt nấu chưa kỹ, rau chưa rửa.

Khi đi vào cơ thể người, T. gondii vẫn có thể tồn tại trong não và tế bào cơ. Chúng được các túi nang bảo vệ nên không bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công.

Một số nghiên cứu cho rằng, loại ký sinh trùng này liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần kinh chức năng và ung thư não.

Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ loại ký sinh trùng này có phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên những bệnh đó, hay chỉ là tác động thứ yếu.

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai không nên dọn dẹp phân mèo vì có thể vô tình khiến bào thai bị nhiễm ký sinh trùng trực tiếp.

Khi sống trên động vật chủ, T.gondii chơi trò mèo và chuột. Chuột bị nhiễm ký sinh trùng mất cảm giác sợ mùi nước tiểu của mèo. T. gondii còn thay đổi não chuột đến mức mùi nước tiểu của mèo trở nên hấp dẫn với chuột, khiến chuột còn lại gần kẻ thù hơn. Đó là lý do T. gondii liên tục sinh sôi trong ruột mèo.

Chuột bị nhiễm ký sinh trùng mất cảm giác sợ mùi nước tiểu của mèo. T. gondii còn thay đổi não chuột đến mức mùi nước tiểu của mèo trở nên hấp dẫn với chuột, khiến chuột còn lại gần kẻ thù hơn. Đó là lý do T. gondii liên tục sinh sôi trong ruột mèo.

T. gondii có thể gây ra một căn bệnh còn gọi là bệnh do toxoplasma với các triệu chứng giống như cúm và đau nhức cơ bắp.

Các hình thức nghiêm trọng của bệnh (phổ biến nhất ở những người có hệ miễn dịch yếu) có thể gây ra tổn thương não, mắt hoặc các cơ quan. Tuy nhiên, đa số người dân bị nhiễm T. gondii không gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Theo các nhà khoa học của nghiên cứu mới này, trong đó có TS. David J. Bzik và Barbara Fox của trường Đại học Y Dartmouth ở Hanover, NH, (Anh) T. gondii có đặc tính chống ung thư.

Nhóm nghiên cứu cho biết, mặc dù ung thư có thể làm ngưng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhưng T. gondii có thể giúp khởi động lại nó.

Các nhà nghiên cứu tạo ra ký sinh trùng đột biến T. gondii, có tên là "cps" - không thể tái tạo mà có khả năng chích ngừa ung thư an toàn.

Thử nghiệm vaccine cps trên chuột với khối u ác tính và ung thư buồng trứng cho thấy, những con chuột có tỷ lệ sống cao đáng kể. TS Bzik nói, vaccine cps kích thích hệ miễn dịch hiệu quả giúp chống lại bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, trước khi cps có thể được thử nghiệm trên người, họ cần phải hiểu rõ hơn về cơ chế đằng sau nó. Tuy nhiên, cho đến nay, nó đã mang lại hi vọng cho phương pháp điều trị ung thư mới.

Xem thêm: Các nghiên cứu khoa học mới nhất