24/01/2025 | 12:05 GMT+7, Hà Nội

Điện thoại là cánh cửa hay “rào cản” giao tiếp xã hội?

Cập nhật lúc: 18/03/2019, 10:00

Điện thoại – thiết bị ngày một không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta đem đến tính kết nối mạnh mẽ thời 4.0. Nhưng lạm dụng điện thoại cũng sẽ khiến con người ngại giao tiếp xã hội – đó là ý kiến của hầu hết các chuyên gia trong Talkshow : “Điện thoại: Kết nối hay rào cản”.

Đây là chương trình được tổ chức bởi sinh viên năm nhất Chương trình cử nhân Quốc tế Quảng cáo, PR,Truyền thông đã được diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lí, văn hóa xã hội.

Đó là chuyên gia Hoàng Viết Tiến – Phó tổng thư kí Hiệp hội Internet Việt Nam; chuyên gia Chiêm tinh Đinh Trần Tuấn Linh – nhà sáng lập dự án nâng cao nhận thức của cộng đồng về các rối nhiễu tâm lý Mind Detox; PGS.TS.Trần Thành Nam - Giảng viên tại Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội.

dien thoai la canh cua hay la rao can giao tiep xa hoi
Các chuyên gia thảo luận tại buổi Talkshow

Ngoài ra, diễn đàn còn có sự xuất hiện của ba khách mời đặc biệt có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với giới trẻ ngày nay: Food blogger Vũ Trung Ninh ; Fashionista Đào Thu Anh; Diễn viên- Youtuber Hoàng Tuấn Kiên.

Điện thoại giúp quan hệ xã hội rộng mở?

Các diễn giả và khách mời đều có ý kiến chung rằng điện thoại giúp chúng ta có nhiều cơ hội cho bản thân, tìm kiếm và cung câp thông tin, mở rộng mối quan hệ, đưa mỗi ta đến gần hơn với mọi người bởi một chiếc điện thoại thông minh sở hữu nhiều tính năng ưu việt.Và khi được hỏi : Xét về mặt tích cực, bạn cho điện thoại bao nhiêu điểm thì lại xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi anh Hoàng Tuấn Kiên đánh giá 10/10 thì chị Thu Anh chỉ đánh giá 7/10.

Điện thoại di động đã là một bước tiến trong việc liên lạc. Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chat tức thời hay đơn giản là cập nhật trạng thái/hình ảnh trên Facebook.

Điện thoại thay đổi cách con người làm việc, nghiên cứu và cũng hỗ trợ nhiều cho học tập.

Hay “rào cản” ngăn cách sự giao tiếp trực tiếp?

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã chỉ ra điện thoại cũng có những mặt tiêu cực nhất định. Đặc biệt, điện thoại khiến chúng ta rời xa nhau khi giới trẻ ngày nay nghiện điện thoại thông minh. Những ví dụ rất cụ thể như : Gặp mặt cũng dùng điện thoại, trong lớp cũng sử dụng…

Hơn nữa, việc cộng đồng mạng lạm dụng điện thoại để đưa ra những phát ngôn thiếu suy nghĩ hay dùng nó để dàn dựng những video gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng cũng như cuộc sống của người khác.

dien thoai la canh cua hay la rao can giao tiep xa hoi
Điện thoại có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên việc ngại giao tiếp trực tiếp của người trẻ hiện nay

Từ những nhìn nhận và lí giải về việc giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại trong thời đại công nghệ, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp cho vấn đề này. PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng : “ Điện thoại có những thông tin chính xác nhưng có những thông tin không chính xác vì thế hãy biết cân bằng, chọn lọc để mỗi chúng ta biết cách sử dụng điện thoại an toàn, thông thái”.

Chính từ điện thoại, nhiều phong trào, thói quen tiêu cực tác động tiêu cực đến con người như “Cá voi xanh”, “Quái vật Mômo xúi giục trẻ em tự sát”…

Vì thế, việc khiến điện thoại trở thành một công cụ đắc lực trong cuộc sống hay lệ thuộc vào điện thoại, khiến điện thoại rở thành rào cản, bức tường ngăn cách giao tiếp xã hội lại do sự lựa chọn của mỗi người. Giáo dục cá nhân, đặc biệt là người trẻ những kĩ năng cần thiết để tận dụng được mặt tích cực, hạn chế tiêu cực từ tác động ngược của công nghệ là rất cần thiết.