Đến vựa rau lớn nhất Hà Nội (3): Vai trò của hợp tác xã kiểu mới trong mô hình sản xuất rau an toàn
Cập nhật lúc: 27/05/2018, 06:10
Cập nhật lúc: 27/05/2018, 06:10
Tư duy sản xuất thay đổi
HTX Văn Đức được thành lập xuất phát từ thực tiễn sản xuất đến nhu cầu sử dụng sản phẩm với mục đích tập hợp các hộ dân trồng rau trên địa bàn, xây dựng mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn. Thu mua và cung cấp cho thị trường một lượng rau lớn với đa dạng chủng loại từ rau ăn lá, rau ăn củ quả đến các loại rau gia vị.
Người dân tại xã Văn Đức đang thu hoạch ớt
Chị Luyến – phó giám đốc hợp tác xã (HTX) Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp cho biết: Ở đây hiện tai đang áp dụng “hệ thống đảm bảo có sự truy xuất nguồn gốc” (PGS) trong mô hình rau an toàn.
Các bên liên quan trong PGS bao gồm: người tiêu dùng, HXT, công ty phân phối và đối tượng liên quan khác. Quá trình này được giám sát, điều tra đảm bảo phát hiện, khắc phục những sai phạm và loại bỏ ngay lập tức các nhóm sản xuất, các sản phẩm mắc sai phạm nghiêm trọng nhằm nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng đối với RAT.
Hiện nay, cùng với quá trình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại xã Văn Đức. HTX nông nghiệp đang xây dựng mô hình chuyên canh sản xuất, mỗi một khu vực sẽ tập trung sản xuất một sản phẩm nhất định. Qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như công sức bỏ ra mà hiệu quả sản xuất lại tăng lên.
HTX đã hướng dẫn cho người dân, bổ xung các buổi tập huấn cách chăm sóc rau, các sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), xử lý các bao bì, chai đựng thuốc BVTV sao cho không gây ô nhiễm môi trường. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy trong sản xuất. Việc tận dụng lại những phế phẩm nông nghiệp và xử lý rác thải nông nghiệp trọng trong qui trình sản xuất RAT cũng rất được quan tâm.
Cùng với đó các biển hướng dấn sử dụng thuốc BVTV cũng được để ở ngay tại đồng ruộng nơi sản xuất RAT giúp cho việc quan sát và thực hiện đúng quy trình sử dụng thuốc BVTV được dễ dàng hơn. Các thùng nhựa dùng để đựng rác thải được để gần nơi sản xuất RAT vì vậy đã không còn tình trạng rác thải nguy hại bị xả bừa bãi ra khu vực canh tác, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nông nghiệp gây ra.
Bà Tám – một nông dân sống ở đây cho biết: “HTX cũng đã hỗ trợ các loại phân bón hay các bao bì, ngoài ra còn hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sao cho hợp lý, các biển hướng dẫn cùng những thùng rác để đựng những bao bì chai lọ thuốc BVTV cũng được để gần nơi sản xuất rất thuận tiện cho người dân quan sát và thực hiên”.
Phát triển mô hình RAT “Từ thương hiệu đến đầu ra”
Nhận biết rằng muốn người nông dân yên tâm canh tác thì vấn đề quan trọng nhất là việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm và tạo dựng thương hiệu cho nó. Chính vì thế HTX đã thu mua lại một phần các sản phẩm rau củ quả của chính người dân. Sau khi thu mua về các sản phẩm được sơ chế chia nhỏ, đóng gói và gắn tem truy xuất nguồn gốc, qua đó tạo dựng thương hiệu.
Dần dần đưa RAT Văn Đức vào các hệ thống siêu thị lớn như Coop Mart, Metro … Họ không chỉ quảng bá cung cấp sản phẩm của mình tại Hà Nội mà còn mở rộng ra trên thị trường cả nước, thậm chí đã là thị trường nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan.
Với tư duy nhạy bén nắm bắt được tình hình thị trường, cùng với sự chung sức của các hộ nông dân trên địa bàn xã, RAT Văn Đức đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Điều đó được thể hiện qua việc các sản phẩm RAT tại đây luôn trong tình trạng không đủ để cung cấp.
Hiện nay mô hình RAT được mở rộng với qui mô ngày càng lớn, một phần không nhỏ cũng nhờ vào sự đóng góp tích cực của HTX. Từ khâu quản lý đến tìm đầu ra cho sản phẩm RAT.
Trong tương tai HTX còn định hướng đăng kí nhãn hiệu rau quả sạch, nâng cao chức năng quản lý, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm. Hướng tới mục tiêu phát triển đi đôi với bền vững xây dựng nên một thương hiệu nông sản an toàn, tin cậy.
05:44, 18/05/2018
06:20, 14/05/2018
20:10, 13/05/2018
22:11, 23/03/2018
08:28, 09/04/2017
18:33, 13/04/2016
20:36, 08/04/2016