18/01/2025 | 18:03 GMT+7, Hà Nội

Để xe tay ga sử dụng được bền lâu cần lưu ý những điều gì?

Cập nhật lúc: 05/12/2016, 06:50

Những vấn đề cần lưu ý khi đi xe tay ga để sử dụng xe được bền lâu...

1. Kiểm tra và thay dầu xe của bạn thường xuyên

Để xe tay ga của bạn hoạt động trơn tru, bạn cần cung cấp dầu sạch để bôi trơn và làm mát các thành phần bên trong của động cơ. Đối với hầu hết xe tay ga với động cơ 4 thì, mức dầu cần được kiểm tra trước mỗi chuyến đi, bằng cách sử dụng que thăm trên nắp phụ dầu hoặc với kính thủy. Tuy nhiên, thay dầu được khuyến cáo khi xe của bạn đi được từ 300 đếm 1200 dặm.

Để xe tay ga của bạn hoạt động trơn tru, bạn cần cung cấp dầu sạch để bôi trơn và làm mát các thành phần bên trong của động cơ.

2. Kiểm tra và làm sạch bộ lọc không khí

Theo thời gian, bụi đường và các mảnh vỡ bắt đầu làm tắc nghẽn bộ lọc không khí của xe tay ga, động cơ “đói” không khí nên sẽ làm giảm hiệu suất. Các bộ lọc không khí thường được đặt trong một hộp không khí, gắn ở phía bên trái của thân xe và trên các bánh xe phía sau.

Tháo các bộ lọc không khí sau 2.500 dặm và làm sạch nó bằng cách lắc ra bụi bẩn hoặc các mảnh vỡ. Kiểm tra nó có bị hư hỏng không và thay thế nó nếu cần thiết.

3. Thay thế bugi của bạn

Nếu xe của bạn ngày càng khó khởi động hoặc bộ phận như đèn, còi bị yếu, bugi của bạn có thể đã kiệt sức. Do đó, bạn nên tháo bugi ra từ động cơ ra và thay thế một bugi mới.

4. Kiểm tra lốp xe và áp suất lốp

Kiểm tra áp suất không khí của lốp xe và độ hao mòn của vỏ lốp là một bước quan trọng cần được thực hiện trước mỗi chuyến đi. Xem xét cụ thể đối với lốp mòn không đều, các điểm bị nứt và rách hay bị phồng trên bề mặt của lốp. Nếu lốp xe của bạn đang bị hư hỏng nặng, bạn nên thay thế ngay lập tức. Tiếp theo, kiểm tra áp suất lốp xe. Đề xuất áp suất lốp cho hầu hết các xe tay ga là 30 psi cho lốp trước và 32 psi cho phía sau.

5. Kiểm tra phanh và má phanh

Bắt đầu bằng cách kéo tay phanh, nếu tay phanh khi bóp bị mềm, bạn cần kiểm tra lại dây phanh. Tiếptheo, kiểm tra độ dày của má phanh, cần ít nhất 2 đến 3 mm chiều dài miếng đệm phanh. Và nếu má phanh bị ăn mòn quá 2mm, tốt nhất bạn nên thay thế.

Đồng thời kiểm tra dầu phanh còn đầy đủ hay không đề phòng trường hợp dầu phanh bị rò rỉ gây trường hợp mất phanh đối với phanh đĩa. 

Bạn cần thường xuyên kiểm tra tay phanh và dây phanh xe.

6. Kiểm tra và sạc ắc quy

Xe tay ga của bạn dựa vào ắc quy để cấp nguồn điện cho hệ thống đánh lửa của động cơ và các thành phần như đèn và còi xe. Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra điện áp của ắc quy. Và khi ắc quy bị quá yếu bạn không nên tiếp tục sạc mà cần thay thế cái mới.

7. Kiểm tra thành phần điện của xe tay ga

Kiểm tra tất cả các đèn của xe tay ga và thay thế các bóng đèn bị cháy. Cũng như đến các địa điểm uy tín để sữa chữa xe tay kiểm tra lại hệ thống điện, xem có bóng nào bị cháy, các đường dây hệ thống điện có bị đứt, dây đồng lộ ra ngoài, hay các bóng đèn bị rơ lỏng là những vấn đề cơ bản bạn nên để ý khi đi sửa xe để yêu cầu kỹ thuật viên sữa chữa xe của mình.