20/01/2025 | 02:51 GMT+7, Hà Nội

Để trở thành nhà quản lý cửa hàng bán lẻ cần những kỹ năng gì?

Cập nhật lúc: 01/06/2019, 16:20

Đối với một doanh nghiệp muốn phát triển lớn thì vị trí nhà quản lý cửa hàng bán lẻ (cửa hàng trưởng) là rất quan trọng và cần thiết. Vậy nhà quản lý cửa hàng bán lẻ cần những kỹ năng gì?

Dưới đây là 5 kỹ năng cần có để trở thành nhà quản lý cửa hàng bán lẻ:

1. Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ ai trong ngành bán lẻ, bán lẻ là phải đảm bảo mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyết vời nhất. Vì vậy đấy cũng là kỹ năng đầu tiên yêu cầu đối với một cửa hàng trưởng. Dù đối tượng khách hàng là ai đi chăng nữa vẫn luôn có những thái độ nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ họ.

2. Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn là một người cửa hàng trưởng, không có gì ngạc nhiên khi phải giám sát nhân viên bán hàng. Vì thế bạn cần có kỹ năng lãnh đạo để có thể quản lý tốt nhân viên của mình. Cửa hàng trưởng nên có một bảng báo cáo theo dõi khả năng lãnh đạo của mình để cho thấy được mình đã khích lệ động viên nhân viên mình như thế nào.

de tro thanh nha quan ly cua hang ban le can nhung ky nang gi
 

Theo ý kiến từ chuyên gia bán lẻ, một cửa hàng trưởng cần phải biết đánh giá điểm mạnh của người khác và nhìn nhận được cơ hội bán hàng của cửa hàng. Phụ thuộc mục tiêu phát triển của cửa hàng, cửa hàng trưởng sẽ chủ động đưa ra những kế hoạch hành động riêng cho nhân viên của mình. Ngoài ra, họ còn phải tạo ra được một môi trường đoàn kết để mọi người có thể làm việc với nhau một cách thoải mái và luôn xử lý tình huống xung đột giữa nhân viên một cách tính tế, kiên nhẫn và làm theo những kế hoạch đã đề ra để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

Cửa hàng trưởng cũng có trách nhiệm đào tạo và phát triển nhân viên bán hàng của mình, đó là lý do bạn cần có nền tảng trong việc tuyển dụng và mạng lưới quan hệ tốt trong thị trường bán lẻ để có thể tìm được những ứng viên bán hàng phù hợp.

3. Kỹ năng bán hàng

Dù bạn là một cửa hàng trưởng bạn cũng cần có kinh nghiệm bán hàng để có thể xử lý các tình huống của khách hàng trong bất cứ trường hợp nào. Với kỹ năng này, bạn có thể chứng tỏ năng lực của bạn đối với chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng cũng sẽ tôn trọng bạn hơn. Tất nhiên chỉ có mỗi kỹ năng bán hàng của riêng mình là chưa đủ. Bởi lẽ cửa hàng trưởng cần phải tạo được đông lực để nhân viên bán được nhiều hàng. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo bán hàng đóng vai trò quan trọng đổi với cửa hàng trưởng để họ có thể đào tạo được nhân viên bán hàng đạt doanh số tốt.

4. Kỹ năng tổ chức

Ngành bán lẻ đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Để đạt được thành công trong lĩnh vực này, cửa hàng trưởng phải là những người có năng lực tổ chức đưa ra những kế hoạch phù hợp với cửa hàng của mình cũng như phù hợp với xu hướng của thị trường. Thị trường bán lẻ luôn thay đổi liên tục nên việc quản lý tổ chức bán lẻ cũng cần phải linh hoạt và tinh thần cửa hàng trưởng phải cứng rắn để ứng phó với mọi chuyện diễn ra hàng ngày.

5. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất quan trong, khi cửa hàng trưởng cần phải tương tác với nhân viên bán hàng, khách hàng cũng như chủ cửa hàng Thực tế, cửa hàng trưởng là người đại diện cho chủ cửa hàng và đối mặt với các tình huống nội bộ giữa nhân viên với nhau cũng như tình huống của khách hàng, bao gồm cả mặt tiêu cực và mặt tích cực. Vì thế nên cửa hàng trưởng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý các trường hợp một cách hiệu quả và chính xác.

6. Khả năng phân tích sản phẩm hàng hóa

Cùng với sự chuyển đổi mô hình của toàn bộ ngành kinh doanh bán lẻ. Việc vận hành sản phẩm tinh tế hóa được nhiều doanh nghiệp ưu tú coi trọng. Mặc dù một số công ty thương hiệu lớn sẽ yêu cầu phân tích và vận hành chuyên nghiệp hơn về sản phẩm đối với những người quản lý hàng hóa.

Nhưng với tư cách là cửa hàng trưởng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hàng hóa. Phải có khả năng phân tích sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như nắm bắt được kết cấu bán hàng và kết cấu tồn kho hiện tại. Cửa hàng đang kinh doanh gì? Tồn kho có những gì?

Những mẫu hàng bán chạy nhất trong một khoảng thời gian nhất định của cửa hàng có đủ để cung cấp hay không? Khâu nhập hàng, bù hàng của cửa hàng có kịp thời hay không?…

Mặc dù có những con số, chỉ tiêu không cần cửa hàng trưởng phải đứng ra thiết lập. Nhưng ít nhất vẫn phải có khả năng hiểu và phân tích vấn đề. Chỉ khi nắm bắt đầy đủ về sản phẩm hàng hóa trong cửa hàng. Mới có thể thúc đẩy cửa hàng kinh doanh theo hướng tích cực, đi lên đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Nguồn: https://tbck.vn/de-tro-thanh-nha-quan-ly-cua-hang-ban-le-can-nhung-ky-nang-gi-38137.html