Danh sách 15 thành phố ô nhiễm khủng khiếp nhất thế giới
Cập nhật lúc: 03/12/2015, 03:39
Cập nhật lúc: 03/12/2015, 03:39
Đứng đầu danh sách là Thủ đô Delhi, Ấn Độ. Tình trạng ô nhiễm không khí tại đây đang ở mức báo động bởi khí thải từ các phương tiện giao thông.
Theo ước tính, hiện có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.
Xếp ngay sau Delhi là Patna, thành phố lớn thứ 2 miền Đông Ấn Độ. Đây là trung tâm buôn bán và xuất khẩu nông sản của Ấn Độ.
Thành phố này phải gánh chịu mức độ ô nhiễm không khí cao do hoạt động của giao thông, các nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp khác.
Đứng thứ 3 trong danh sách là Gwalior - một trong những thành phố lớn nhất Trung Ấn và bị bao quanh bởi 3 trung tâm công nghiệp và thương mại. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở thành phố này là do hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, hoạt động của ô tô và do việc sử dụng năng lượng không hiệu quả trong gia đình.
Thành phố Raipur xếp thứ 4 trong danh sách ô nhiễm. Đây là trung tâm sản xuất than đá, nhôm và thép lớn nhất Ấn Độ.
Ô nhiễm không khí và sự thiếu hụt trầm trọng các công trình xử lý nước thải là hai nguyên nhân chính khiến cho Karachi, Pakistan đứng thứ 5 trong danh sách đen. Khí thải phát sinh từ xe cộ và công nghiệp kết hợp với đô thị hóa nhanh đã đặt Karachi là thành phố ô nhiễm không khí nhất ở Pakistan.
Đứng thứ 6 trong danh sách là Peshawar, Pakistan. Những nguyên nhân khiến thành phố này lọt vào danh sách là do khí thải từ xe cộ, nhà máy, lò gạch và tình trạng đốt rác thải thường xuyên hay việc sử dụng xe cũ kém chất lượng.
Xếp hạng 7 là Rawalpindi, Pakistan. Khí thải xe cộ và chất thải từ các nhà máy dệt may đã khiến thành phố này lọt vào danh sách. Đây là thành phố bị ô nhiễm không khí cao vì thành phố này sử dụng quá nhiều phương tiên giao thông cá nhân.
Cái tên số 8 được nhắc đến là Khorramabad, 1 thành phố thuộc miền Tây Iran. Trong năm 2012, tại Iran đã có tới hơn 80 nghìn người qua đời do các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Đứng thứ 9 lại tiếp tục là một thành phố thuộc phía Tây Ấn Độ. Đó là Ahmedabad với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng gây ra bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở.
Xếp thứ 10 là thủ đô Lucknow của bang Uttar Pradesh. Ô nhiễm tại đây chủ yếu là từ khí thải ô tô và tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng giao thông khi mà số lượng xe cộ vẫn luôn tăng lên từng ngày.
Xếp hạng 11 là Firozabad, Ấn Độ với lượng sự ô nhiễm từ chất thải khổng lồ của ngành công nghiệp sản xuất kính thuỷ tinh.
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng của Doha là nguyên nhân khiến cho thủ đô Qatar xuất hiện trong bảng xếp hạng không mong muốn này với vị trí thứ 12 trong danh sách.
Ở vị trí 13 là Kanpur, Ấn Độ. Nguyên nhân khiến thành phố này lọt vào danh sách là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã khiến cho rất nhiều người dân nơi đây mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm, cũng như gây tổn hại đến chất lượng đất trồng trọt.
Đứng ở vị trí 14 là Amritsar, Ấn Độ với tình trạng ô nhiễm không khí quá nặng đã khiến cho không khí trong thành phố luôn bị bao phủ bởi lớp sương khói mờ mịt.
Ở vị trí cuối cùng của danh sách là thành phố Ludhiana, Ấn Độ với mức độ ô nhiễm không khí và nguồn nước đều rất cao.
06:31, 08/11/2015
14:15, 15/07/2015