Cuộc sống người Việt "thịnh vượng" hơn sau 1 năm
Cập nhật lúc: 05/11/2015, 01:41
Cập nhật lúc: 05/11/2015, 01:41
Trong báo cáo thường niên về Chỉ số thịnh vượng toàn cầu năm 2015, Viện nghiên cứu Legatum đã đánh giá cao sự trỗi dậy của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, trong đó nổi bật là Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Trong số 142 nền kinh tế được xếp hạng, Singapore đứng thứ 17 – tăng một hạng so với năm ngoái - và đứng đầu khu vực châu Á cũng như khu vực Đông Nam Á.
Xếp thứ 2 trong khu vực là Malaysia (thứ 44 thế giới), thứ 3 là Thái Lan (thứ 48 thế giới), tiếp theo là Việt Nam (thứ 55 thế giới).
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng đáng kể nhưng một số nước khác trong khu vực vẫn đứng sau Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số thịnh vượng toàn cầu năm 2015 như: Indonesia (thứ 69 thế giới), Philippines (thứ 74), Lào (thứ 95) và Campuchia (thứ 112).
Trên toàn thế giới, Na Uy là nước xếp đầu bảng Chỉ số thịnh vượng toàn cầu năm 2015 - đánh dấu lần thứ 7 nước này đứng đầu danh sách Chỉ số thịnh vượng toàn cầu.
Thụy Sĩ tiếp tục đứng thứ 2 trong danh sách dù tụt hạng trong chỉ số giáo dục.
Một nước Bắc Âu khác là Đan Mạch giữ vị trí thứ 3.
Mỹ xếp thứ 14 trong danh sách, trong khi Anh tụt 2 hạng so với năm ngoái xuống thứ 15 thế giới.
Chỉ số thịnh vượng toàn cầu của Legatum (Legatum Prosperity Index) được công bố bởi Viện Nghiên cứu Legatum dựa trên cơ sở đánh giá 8 yếu tố gồm: Phát triển kinh tế, doanh nghiệp và cơ hội, chính phủ, giáo dục, sức khỏe, an toàn và an ninh, tự do cá nhân và vốn xã hội. (Economy; Entrepreneurship; Governance; Education; Personal; freedom; Health; Security; Social capital) |
23:59, 02/11/2015
16:31, 30/10/2015
04:16, 28/10/2015