22/11/2024 | 14:13 GMT+7, Hà Nội

Có sân bay, casino cho người Việt, bất động sản Quảng Ninh, Phú Quốc có biến động?

Cập nhật lúc: 31/01/2019, 06:26

Có sân bay, casino cho người Việt, bất động sản Quảng Ninh, Phú Quốc có biến động?; Phát triển nhà ở xã hội: Tập trung vào 6 hướng chính; Thị trường bất động sản 2019: “Còn rất nhiều thách thức”; Đây là lý do năm 2019 dòng tiền đầu tư vẫn hướng vào đất nền, nhà phố vùng ven TP.HCM... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Có sân bay, casino cho người Việt, bất động sản Quảng Ninh, Phú Quốc có biến động?

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, các khu vực đã xảy ra “sốt đất ảo” như Vân Đồn, Phú Quốc trong đầu năm 2018 đến nay đã được chính quyền địa phương cho phép làm các thủ tục về chuyển nhượng đất đai trở lại. Tuy nhiên, theo ông Đính những thị trường này sẽ không còn hiện tượng sốt nóng, ảo, bong bóng… khi chính quyền cơ sở đã rút được những bài học kinh nghiệm trong quản lý, xử lý các vấn đề đất đai, thị trường.

Những tháng cuối năm 2018, thị trường bất động sản Quảng Ninh, Phú Quốc nhận được hàng loạt những "quả bom" kích hoạt từ dự án hạ tầng trọng điểm như: Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội; khai trương Casino Phú Quốc... Điều này sẽ có tác động tích cực đối với thị trường bất động sản những khu vực này.

Ông Đính đánh giá, năm 2019, khu vực Phú Quốc và Vân Đồn (Quảng Ninh) bất động sản sẽ tăng trưởng tốt nhờ có những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch, hệ thống hạ tầng được Nhà nước và doanh nghiệp nâng cấp, đầu tư mới. Đồng thời, năm 2019 cũng là năm xuất hiện nhiều hơn các thương vụ mua bán, chuyển đổi chủ đầu tư dự án bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Năm 2019, bất động sản tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc được nhận định sẽ không còn hiện tượng sốt nóng, ảo, bong bóng… mà tăng trưởng tốt.

Năm 2019, bất động sản tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc được nhận định sẽ không còn hiện tượng sốt nóng, ảo, bong bóng… mà tăng trưởng tốt.

Thị trường bất động sản 2019: “Còn rất nhiều thách thức”

Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM trước những biến động trên thị trường bất động sản năm 2018.

Tại buổi buổi chia sẻ "FDI vào bất động sản: Vốn cần nhưng chưa đủ" diễn ra vào ngày 28/1, vị lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đưa ra góc nhìn tổng quan về thị trường bất động sản năm 2018. Ông cho rằng: "Thị trường đã vượt qua những thách thức, giữ được sự phát triển ổn định, không xảy ra bong bóng bất động sản cũng như đóng băng. Có thể nói, thị trường có những thăng trầm trong năm 2018, nhưng về cơ bản đã đạt được mục tiêu, giữ được thế ổn định”.

Theo đó, ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, có 5 thách thức mà thị trường bất động sản năm 2018 đã để lại những dư địa cho năm 2019.

Thứ nhất, đó là quy mô thị trường bị sụt giảm. Theo đó, nguồn cung đầu dự án sụt giảm 10% so với năm 2017. Mặc dù, việc so sánh số liệu về nguồn cung đầu dự án không ảnh hưởng nhiều song sự sụt giảm tới hơn 34% trong sản phẩm đầu ra là một con số đáng lo ngại.

Thứ hai, đó là sự lệch pha về cung cầu. Đến cuối năm 2018, cơ cấu sản phẩm đã thể hiện rõ sự lệch pha cung cầu, đó là phân khúc bất động sản cao cấp chiếm tỷ trọng 30%; phân khúc bất động sản trung cấp đạt 45 % và phân khúc bất động sản vừa túi tiền chiếm khoảng 25%.

Thứ ba, đó là những cơn sốt về đất động sản mà rõ nét nhất tại phân khúc đất nền.

Xem chi tiết tại đây

Phát triển nhà ở xã hội: Tập trung vào 6 hướng chính

Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng bức thiết bởi cơ cấu dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với 70% dân số trong độ tuổi lao động. Điển hình tại TP.HCM và Hà Nội đang bùng nổ nhu cầu nhà ở, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Dù được tạo mọi điều kiện thuận lợi tuy nhiên lộ trình phát triển các dự án nhà ở đặc biệt nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên việc lựa chọn nguồn cung về quỹ đất gặp khó, đặc biệt là trong khu vực trung tâm. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn vốn, mặc dù nhà nước đã có hỗ trợ về đầu tư công, tuy nhiên việc bố trí chưa kịp thời cũng ảnh hưởng phần nào đến việc chậm trễ trong công tác triển khai...

Để phát triển nhà ở xã hội việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp tại các đô thị lớn của Việt Nam trong thời gian tới đang được Bộ tập trung vào 6 hướng chính: 1) Nghiên cứu phát triển bền vững nhà ở xã hội; 2) Nghiên cứu giải pháp cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào NƠXH; 3) Nghiên cứu giải pháp quy hoạch xây dựng hiệu quả; 4) Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng NƠXH; 5) Nghiên cứu các giải pháp nhà ở dành cho người thu nhập thấp và người lao động tại các khu công nghiệp - khu chế xuất; 6) Nâng cao vai trò của người dân trong quy trình triển khai, thiết kế NƠXH.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh hoa

Ảnh minh họa

Đây là lý do năm 2019 dòng tiền đầu tư vẫn hướng vào đất nền, nhà phố vùng ven TP.HCM

Theo dự báo của các chuyên gia, đất nền và nhà phố khu vực ven TP.HCM, tỉnh lân cận vẫn là kênh lựa chọn của nhiều NĐT trong năm 2019 vì những yếu tố hấp dẫn của phân khúc này mang lại.

Quỹ đất "sạch" ngày càng khan hiếm: Đây được xem là yếu tố khiến cả nguồn cầu lẫn giao dịch của phân khúc này được dự báo tăng trưởng trong thời gian tới.

Giá còn khả năng tăng: Phân khúc đất nền, nhà phố tại khu vực tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu ghi nhận mức hấp lực khá tốt thời gian qua.

Giao thông ngày càng thuận tiện: Kết nối giao thông, hạ tầng thuận tiện giữa các vùng là lợi thế rất lớn cho các dự án bất động sản. Đây chính là yếu tố tạo ra nhu cầu ở cả đầu tư lẫn ở thực trong tương lai ở khu vực lân cận TP.HCM.

Kênh trú ẩn an toàn, lâu dài: Trước bối cảnh các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, lãi suất ngân hàng bấp bênh thì bất động sản luôn đứng ngôi vị thứ nhất về độ sinh lợi ổn định, thậm chí tốt. Đặc biệt, xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư về vùng ven, lân cận TP.HCM tăng mạnh những năm gần đây khiến phân khúc nhà phố, đất nền khu vực này có sức hút riêng, tạo ra giá trị gia tăng lâu dài.

Nhu cầu thực tế còn rất lớn: Nhu cầu sở hữu nhà đất cộng tâm lý sở hữu bất động sản liền thổ tăng mạnh là nguyên nhân khiến phân khúc này tiếp tục đà đi lên trong thời gian tới.

Phù hợp với mọi dòng tiền từ lớn đến nhỏ: Điểm hay của phân khúc đất nền, nhà phố là khả năng thu hút mọi dòng tiền gia nhập thị trường.

Xem chi tiết tại đây

Nghị quyết của Bộ Chính trị: Năm 2045, Đà Nẵng sẽ thành đô thị biển đáng sống đẳng cấp châu Á

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Nghị quyết 43 khẳng định sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị khoá IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, song còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Quy mô kinh tế của Đà Nẵng có tăng nhưng còn nhỏ, chỉ chiếm 1,55% GDP của cả nước; tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút so với trước, năng suất lao động chưa cao.

Từ đó, Nghị quyết 43 đã đặt ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển trong thời gian tới.

Đến năm 2030, hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 8.700 USD...

Tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

Xem chi tiết tại đây