22/11/2024 | 13:48 GMT+7, Hà Nội

Chẩn đoán sức khỏe dễ dàng qua những bước đi bộ

Cập nhật lúc: 15/08/2018, 09:31

Bước đi của chúng ta là một quá trình phức tạp, liên quan đến hệ thần kinh và hệ thống xương khớp. Vì thế, chỉ cần nhìn những bước đi, bạn có thể xác định được mức độ sức khỏe của mình.

Bước đi ngắn

Khi chúng ta tiến về phía trước, đầu gối phải thẳng và dứt khoát. Nếu bạn không làm được điều này, đầu gối bị khuỵu xuống thì rất có thể đang có vấn đề về xương khớp.

Bước chân ngắn đi cộng với việc đau lưng và hông thì việc chẩn đoán trên với phần trăm chính xác rất cao.

Bước quýnh chân

Nếu như bước chân của bạn không ổn định, lực dồn hẳn vào một chân và mất cân bằng với chân kia, đặc biệt là đầu gối quýnh lại và ngã đột ngột thì bạn hãy chú ý đến bệnh viêm khớp gối.

Chân bước nhạy, tay cứng đờ

Khi chúng ta bước chân phải, phần cơ bên trái sẽ chuyển động theo để đưa tay về phía trước. Đây là nguyên tắc hoạt động của bước chân.

Nếu như cánh tay đưa ra trước với góc nhỏ, cứng đờ với biên độ dao động thấp khi bước thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về lưng như thoát vị đĩa đệm hay rối loạn cong cột sống.

Bước chân quá nẩy

Khi bàn chân tiếp đất, các cơ bắp được kéo căng để đẩy cơ về phía trước. Khi cơ bắp thắt quá chặt thì việc tiếp đất của bàn chân gặp khó khăn khiến bước chân nẩy lên.

Rất có thể bạn đang mắc các vấn đề về cơ, đa xơ cứng hoặc rối loạn thần kinh.

Bước chân nghiêng ngả

Nếu bạn cảm thấy thật khó khăn để giữ cân bằng khi đi bộ dù chẳng uống giọt rượu nào hay vừa bị ốm xong thì rất có thể bạn đang bị loãng xương khớp gối.

Khớp gối có thể đã cạn chất nhầy bôi trơn hoặc phần sụn bị bào mòn do quá trình lão hóa. Trường hợp này nên bổ sung các sản phẩm, thực phẩm bổ sung canxi và omega 3 cho xương khớp.

Bước đi chậm chạp

Không tính đến phong cách dáng đi, nếu bạn cảm thấy đột nhiên bước chân của mình rất nặng, kéo theo cử động của cánh tay chậm thì nguyên nhân đơn giản là bạn đang mắc chứng trầm cảm.

Để cải thiện tình trạng này, hãy đi theo một người bước nhanh. Việc này không chỉ tạo thói quen nhanh chân mà còn có thể thay đổi tâm trạng theo tốc độ đi bộ và kéo dài tuổi thọ.

Điều này đã được chứng minh qua cuộc khảo sát của các nhà khoa học Ấn Độ với 34,485 người trên 65 tuổi cho kết quả,  những người đi nhanh hơn thì sống lâu hơn. Cụ thể, những người sải bước với tốc độ 1,2m/s sống lâu hơn những người khác.