Cảnh báo đến năm 2050 cát và toàn bộ tài nguyên đất của thế giới sẽ cạn kiệt
Cập nhật lúc: 09/01/2019, 12:00
Cập nhật lúc: 09/01/2019, 12:00
Vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu thực sự đã trở thành một vấn đề của toàn cầu và toàn nhân loại. Chính vì thế những cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học từ khắp các nơi trên thế giới đã thực sự cần thiết và vô cùng quý. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã công bố một nghiên cứu khiến cả thế giới chấn động.Vào năm 2050, toàn bộ tài nguyên đất của thế giới có thể sẽ bị cạn kiệt.
Toàn bộ tài nguyên đất của thế giới sẽ cạn kiệt vào năm 2050. (ảnh minh họa)
Các nhà khoa học chỉ ra rằng tới năm 2050, mực nước biển được dự đoán sẽ cao hơn hiện nay khoảng gần 50cm, có nguy cơ đẩy hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều khu vực duyên hải vào cảnh lũ lụt và ngập úng.Đất đai trên thế giới ngày càng biến mất dần.
Thống kê cho thấy hiện có khoảng 21,5 triệu người bị buộc phải rời khỏi nơi ở cho các thiên tai liên quan tới mực nước biển mỗi năm. Con số khổng lồ này biến đây thành một hiện tượng của xã hội hiện đại, được các nhà khoa học gọi với cái tên là "tị nạn môi trường".
Ngoài đất thì cát cũng là một nguồn tài nguyên đang cạn đi một cách nhanh chóng.Đây là vật liệu con người khai thác nhiều nhất, hơn cả dầu mỏ.Không chỉ dùng vào hoạt động xây dựng, cát là loại vật liệu không thể thiếu trong các lĩnh vực như: khoan dầu, sản xuất chip điện tử, đúc khuôn, mỹ phẩm và rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác.
Nhu cầu cát cho xây dựng trên khắp thế giới, nhất là ở châu Á, đã gia tăng với tốc độ chóng mặt. Đồng thời, việc xây dựng đập tràn lan trên các hệ thống sông ngòi ở rất nhiều nước đã làm giảm lượng cát bồi lắng có thể khai thác.
Cảnh báo thế giới sắp cạn kiệt cát. (Ảnh minh họa)
Theo khảo sát của tổ chức Freedonia, năm 2016, tổng sản lượng cát khai thác cho nhu cầu xây dựng của thế giới là 13,7 tỉ tấn, 70% là tiêu thụ ở châu Á, trong đó Trung Quốc tiêu thụ gần 5 tỉ tấn. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo cát có thể là nguồn tài nguyên đầu tiên bị cạn kiệt nếu con người không biết cách sử dụng và khai thác một cách hợp lý.
Bên cạnh các hoạt động sinh sống và khai thác của con người, một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là do biến đổi khí hậu khiến nước biển liên tục dâng cao và sự nóng lên của trái đất.
09:50, 21/11/2016
19:15, 28/07/2016
05:21, 26/07/2016
04:42, 09/12/2015