Cần làm giấy tờ gì khi muốn sửa chữa, cơi nới nhà ở?
Cập nhật lúc: 19/10/2015, 22:11
Cập nhật lúc: 19/10/2015, 22:11
Theo quy định, nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà như sơn sửa, thay gạch nền ... tức là chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng hay kết cấu công trình thì bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà.
Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa chữa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.
Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.
Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.
Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.
Hồ sơ này do Quận cấp phép.
Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.
Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính phí bản vẽ)
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng của Quận nơi bạn sinh sống.
Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:
Bước 3: Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.
Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ - CP có quy định: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: |
09:05, 15/04/2017
03:16, 18/10/2015
16:40, 16/10/2015