18/01/2025 | 19:53 GMT+7, Hà Nội

Cách chữa đau họng ngày giao mùa không cần thuốc kháng sinh

Cập nhật lúc: 20/11/2015, 07:36

Thời tiết giao mùa nóng - lạnh khiến cổ họng của bạn rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc tổn thương gây ra đau, rát, sưng tấy họng. Hãy áp dụng những biện pháp từ thiên nhiên để chữa lành cổ họng của bạn mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

1. Nước muối 

Đối với triệu chứng đau họng, biện pháp chữa trị hữu hiệu và nhanh chóng đó là súc miệng bằng nước muối ấm.

Biện pháp đơn giản giúp làm dịu các mô bị viêm và giảm đau. Muối đóng vai trò như một chất khử trùng nhẹ, và cũng rút nước ra khỏi màng nhầy ở cổ họng, màng nhầy co lại, và loại bỏ đờm.

Nước muối sát trùng họng tự nhiên

Nước muối sát trùng họng tự nhiên.

Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến cáo nên lấy một ly nước ấm hòa ½ muỗng muối. Không nên sử dụng nước quá nóng, dùng nước đủ ấm để đốt cháy các mô bị viêm.

Súc miệng bằng nước muối trong thời gian khoảng 3 phút. Không nên nuốt nước muối, vì có thể gây khó chịu cho dạ dày. Súc miệng khoảng 4 lần một ngày.

2. Mật ong 

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn. 

Mật ong

Mật ong có tác dụng chống nhiễm trùng.

Để giảm đau họng, bạn hãy pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt.

 Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy của bạn co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn. 

3. Trà nóng 

Các thức uống nóng có tác dụng làm dịu triệu chứng viêm. Nước ấm giúp làm tăng lưu lượng máu, giảm đau tại các mô bị kích thích.

Uống trà nóng hoặc canh nóng giúp tăng cường hấp thu các chất lỏng, giữ độ ẩm cho tế bào ở cổ họng.

4. Chanh 

Nước chanh ấm, hoặc hòa chanh với mật ong hoặc trà thảo dược là phương thuốc được sử dụng phổ biến trong việc chữa viêm họng.

Chanh được dùng phổ biến để trị viêm họng.

Chanh được dùng phổ biến để trị viêm họng.

Vitamin C có trong chanh là một chất chống oxy hóa, hỗ trợ hấp thụ sắt cũng như tăng cường chức năng miễn dịch. Các a-xít trong chanh có khả năng phá vỡ các chất nhầy ở cổ họng và tiêu diệt các vi-rút có trong dịch nhầy.

5. Bạc hà

Bạc hà có tác dụng làm giảm sưng các mô bị viêm ở họng. Bạc hà làm loãng chất nhầy, và dễ dàng loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cổ họng.

Hòa 2 muỗng cà phê bạc hà thái nhỏ trong một cốc nước sôi, hâm nóng trong 10 phút, lọc lấy nước và uống.

Bạc hà có tác dụng làm giảm sưng.

6. Tỏi

Tỏi là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều đặc tính chữa bệnh, do có tính kháng sinh và kháng vi-rút. Ngoài ra, tỏi có chứa vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Từ xa xưa cho đến ngày nay, tỏi được ứng dụng nhiều trong y học.

Đặc tính kháng khuẩn của tỏi phát huy hiệu quả trong việc điều trị đau cổ họng. Chế biến các món ăn có thêm tỏi rất tốt cho sức khỏe hoặc có thể tiêu thụ bằng cách ăn nhánh tỏi sống hoặc hoặc đun sôi trong nước và uống như trà.

7. Rễ cam thảo

Trong đông y, rễ cam thảo được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virút trong nhiều thế kỷ, và nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo là dược liệu truyền thống để trị viêm họng.

Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ uống nước.

Bạn có thể mua rễ cam thảo ở dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước và súc miệng.

8. Rễ cây thục quỳ 

Rễ cây thục quỳ chứa chất loại bỏ màng nhầy ở cổ họng.

Hòa 2 muỗng cà phê rễ thục quỳ khô trong một cốc nước sôi hâm nóng 10 phút; lọc lấy nước và uống. Uống 3-5 cốc mỗi ngày để giúp giảm đau họng.

* Các loại rễ cây bạn có thể tìm mua rễ cây khô tại các hàng bán thuốc bắc. 

9. Ớt tiêu

Theo Discovery Health, hiệu quả chữa bệnh của ớt tiêu giống như tỏi.

Capsaicin, thành phần hoạt chất chính có trong ớt tiêu tạo vị cay của ớt. Trong các trường hợp viêm họng do virus, ớt tiêu được sử dụng cùng với muối và nước chanh giúp giảm đau.

Ớt tiêu có tác dụng trị ho như tỏi.

Ớt tiêu có tác dụng trị ho như tỏi.

Hỗn hợp này cũng có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của vi-rút bằng cách loại bỏ chất nhầy tích tụ trong cổ họng.

Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối, chanh và ớt tiêu làm giảm cơn đau họng hiệu quả. Thêm một chút mật ong và vani để cải thiện mùi vị.

10. Phở gà

Một nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.

Tuy nhiên tránh ăn da gà làm ngứa họng.

Tuy nhiên tránh ăn da gà làm ngứa họng.

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế ĐH Nebraska cũng chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virút bằng cách hoạt động như một chất chống viêm.

Theo tác giả nghiên cứu Stephen Rennard, sự kết hợp của các loại rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.