Cách chế biến giúp giảm bớt tác hại của mỳ tôm
Cập nhật lúc: 01/08/2015, 08:31
Cập nhật lúc: 01/08/2015, 08:31
Tác hại chủ yếu của mỳ ăn liền chính là hàm lượng dầu (chủ yếu là dầu cọ) khá cao, hàm lượng muối cao, ít chất xơ. Còn ưu điểm của mì là: thuận tiện, nhanh gọn, có thể sử dụng ngay; giàu carbohydrate (nhưng nếu ăn nhiều là thừa) và cung cấp đủ năng lượng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những cách sau đây có thể đem lại cho bạn một món mì ăn liền ngon hơn và dinh dưỡng hơn.
Đầu tiên khi nấu mỳ bạn hãy nấu một nồi nước sôi, sau đó cho riêng vắt mỳ vào trần qua. Sau khi mì tương đối nở, hãy đổ nước mì đầu tiên và nấu một nồi nước sôi khác để dùng chung với mì sau đó.
Làm như vậy sẽ giúp bạn giảm khá nhiều lượng dầu và muối dư trong mì. Đồng thời bên ngoài sợi mì bao phủ lớp sáp dầu rất lớn (vì chúng được chiên sẵn trong quá trình sản xuất) gây khó tiêu và hại cơ thể mà chúng ta phải nấu nhiều lần mới có thể loại bỏ được chúng.
Thậm chí, các nhà khoa học đã chứng minh rằng phải cần nấu qua ít nhất 4,5 lần lớp nước sôi mới có thể loại bỏ hoàn toàn lớp sáp dầu có hại này. Thế nên mặc dù cách này có vẻ rắc rối, rườm rà nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phòng chống các bệnh gan, ung thư, tim mạch do ăn nhiều mì gây ra.
Trong mì ăn liền chứa nhiều cácbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều này khiến cơ thể bạn dễ lâm vào trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng đồng thời có nguy cơ bị béo bụng do tiêu thụ phải quá nhiều tinh bột. Thế nên việc thêm một số loại rau và thịt nạc có thể bổ sung những chất cần thiết này, giúp cân bằng dinh dưỡng hơn cho bạn. Đồng thời, những món ăn này cũng khiến tô mì của bạn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.
Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và một lượng lớn muối rất có hại cho sức khỏe của bạn. Thế nên bạn nên hạn chế dùng chúng hay chỉ dùng phân nửa là đã đủ để thưởng thức hương vị đậm đà, mà không quá ảnh hưởng đến cơ thể.
Đồng thời, một số bạn có thói quen cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi vào. Đây cũng là một cách làm khiến bạn tự động "nạp chất độc" vào cơ thể. Bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là Monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và hóa thành chất độc. Vì vậy cách ăn an toàn nhất cho bạn chính là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào.
Nước mì tôm cũng là một trong những điểm thu hút của mì gói bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn của nó. Tuy nhiên bạn nên hạn chế uống vì lượng muối và dầu quá nhiều trong nước sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn. Để tránh ngon miệng mà uống quá nhiều nước mỳ thì bạn nên chắt bớt nửa lượng nước trong bát bỏ đi trước khi ăn.