19/01/2025 | 07:18 GMT+7, Hà Nội

Các nguyên nhân khiến lãi suất cho vay tăng cao

Cập nhật lúc: 01/10/2015, 21:24

Sự lên xuống của lãi suất, nhất là lãi suất cho vay sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế-xã hội, cũng như trong việc thực thi mục tiêu của chính sách tiền tệ. Theo các chuyên gia tài chính nhận định, dù lạm phát đang ở mức thấp tuy nhiên từ nay đến cuối năm lãi suất cho vay sẽ không thể giảm thêm mà còn có thể sẽ tăng lên bởi một số lý do.

1. Lạm phát đang có dấu hiệu tăng lên 

Mặc dù hiện nay lạm phát ổn định nhưng sang năm 2016 lạm phát được dự báo sẽ tăng lên mức 5 – 6% và lãi suất cho vay đang bắt đầu dần phản ánh xu hướng này

2. Lãi suất cho vay VNĐ đang chạy theo lãi suất USD

Lạm phát không phải là yếu tố duy nhất tác động tới lãi suất cho vay mà còn nhiều yếu tố khác. Ví như hiện nay là lãi suất USD. Hiện lãi suất và lợi suất trái phiếu đang chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới thông qua tỷ giá.

TS.Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cũng cho rằng lãi suất đang bị ảnh hưởng nhẹ từ tỷ giá. “Giờ nếu xóa được yếu tố tâm lý thì lãi suất sẽ giảm ngay, đừng để nhập siêu gây áp lực lên tỷ giá. Khi áp lực lên tỷ giá thì người dân sẽ hoang mang trong việc giữ tiền đồng hay ngoại tệ, lúc đó phải tính đến độ vênh này tác động lên lãi suất".

3. Lãi suất huy động đang tăng

Thời gian gần đây các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, đây là dấu hiệu lãi suất cho vay có thể sẽ tăng trong thời gian tới, bởi không ngân hàng nào chịu thiệt khi mà tăng lãi suất huy động lại giảm lãi vay.

Nhu cầu vay mua nhà tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hút tiền vào hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cuối năm. Việc tăng lãi suất huy động sẽ giúp cho kênh tiết kiệm không bị kém hấp dẫn hơn so với kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, USD.

Thời gian gần đây các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, đây là dấu hiệu lãi suất cho vay có thể sẽ tăng trong thời gian tới

Thời gian gần đây các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, đây là dấu hiệu lãi suất cho vay có thể sẽ tăng trong thời gian tới

Việc lãi suất đang tăng là trái với định hướng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, nhưng điều này là khó có thể thay đổi. Lãi suất huy động nhiều ngân hàng đã tăng bình quân 5,76%. Cùng với đó, lãi suất cho vay bình quân cũng tăng 0,02%. Trong đó, một số ngân hàng như Vietcombank đã tăng lãi suất cho vay ngắn hạn, Eximbank hạ lãi suất cho vay ngắn hạn nhưng nâng lãi suất cho vay dài hạn.

Thực tế cho thấy, sự lên xuống của lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế-xã hội, cũng như trong việc thực thi mục tiêu của chính sách tiền tệ. Việc tăng lãi suất cũng được sử dụng như một công cụ để bảo vệ tỷ giá hối đoái trước sự biến động nhanh chóng của các luồng vốn trên thị trường quốc tế và trước những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Nâng lãi suất sẽ kích thích hạn chế tiêu dùng và sử dụng tiết kiệm các khoản vay, làm giảm cầu tín dụng, thu hẹp nhập khẩu. Lãi suất cho vay quá cao sẽ hạn chế đầu tư xã hội, dẫn đến tăng đình trệ suy thoái, thất nghiệp và phá sản. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay cao "ở đầu vào" sẽ được người vay tự động chuyển vào giá cả "ở đầu ra", làm tăng mức giá chung. Bởi vậy, lãi suất cho vay cần ổn định trong trung - dài hạn hoặc suốt vòng đời của dự án để tạo thuận lợi và kích thích doanh nghiệp tăng vay để đầu tư lâu dài.