Công thức tính lãi suất thực dễ hiểu nhất
Cập nhật lúc: 31/07/2020, 20:00
Cập nhật lúc: 31/07/2020, 20:00
Lãi suất thực là gì?
Lãi suất thực thường được hiểu là lãi suất được vận hành trong một không gian và thời gian, trong đó giả định lạm phát luôn luôn bằng không. Trong điều kiện không có lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu tư, với ý nghĩa, kiềm chế ý muốn tiêu dùng hiện tại để có được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai.
Thực tế, không thể lúc nào cũng tồn tại một thế giới mà lạm phát bằng không, do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, tính toán để có được một lãi suất thực, tức là phải tìm ra một số đo nào đó về lạm phát trên cơ sở đó trừ ra khỏi lãi suất danh nghĩa để có được lãi suất thực. Phương pháp này xuất phát từ cách tính tỷ lệ lạm phát trung bình được dự đoán, trên cơ sở độ dài của hợp đồng tín dụng hoặc các công cụ tín dụng khác nhau.
Công thức tính lãi suất thực được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát. Đây không phải là số đơn thuần, vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau. Nếu một nhà đầu tư nhận được 5% lãi trong năm tới và dự đoán rằng lạm phát là 2% thì ông ta hy vọng nhận được lãi thực là 3%.
Ví dụ, để tính lãi suất thực của trái phiếu kho bạc có thời hạn 90 ngày, ta có thể lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát hàng năm được dự đoán trong 90 ngày.
Việc dự đoán tỷ lệ lạm phát đòi hỏi phải tiến hành trong một thời gian dài, trên cơ sở phân tích các dữ kiện của tình hình kinh tế trong nước và các nước khác. Đến nay, công việc này còn rất phức tạp, độ tin cậy chưa cao.
Phải khẳng định rằng, trong điều kiện có lạm phát, chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, đến công việc phân phối thu nhập giữa những con nợ và chủ nợ và các “dòng chảy” về vốn.
Hiện nay có hai công thức tính lãi suất thực. Một phương pháp lập theo công thức không chú ý đến những lý do về thuế thu nhập và một phương pháp có tính thuế thu nhập.
Công thức tính lãi suất thực được sử dụng phổ biến hiện nay là tính toán theo công thức: r = i – Pe
Công thức tính lãi suất thực này xác định lãi suất thực (r) chính là hiệu số giữa lãi suất danh nghĩa (i) và tỷ lệ lạm phát được dự đoán hình thành trong suốt độ dài của chứng khoán hoặc các công cụ tín dụng khác nhau (Pe). Ví dụ, nếu lãi suất của một trái phiếu kho bạc là 14%/năm, và tỷ lệ lạm phát dự đoán cả năm là 7%, thì lãi suất thực của trái phiếu kho bạc được ghi nhận là 7%.
Nếu tính đến yếu tố thuế phải nộp ta có công thức biểu biễn lãi suất thực sau khi đóng thuế như sau: Rat = i(1-t)- Pe
Lãi suất thực sau thuế (Rat), bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi thuế thu nhập biên tế (t) và trừ đi tỉ lệ lạm phát được dự đoán.
Ví dụ: Một chủ sở hữu một trái phiếu kho bạc có lãi suất 14% năm, thì theo qui định thuế thu nhập biên tế là 30%, và nếu tỉ lệ lạm phát được dự đoán cho năm sau đó là 8% thì lãi suất thực sau khi trừ thuế thu nhập là 1,8%/năm.
Lãi suất sau khi trừ thuế thu nhập luôn luôn nhỏ hơn lãi suất thực chưa trừ thuế.
Vì thuế thu nhập biến tế luôn lớn hơn không, do đó thoả mãn biểu thức trên. Điều cần lưu ý là, như đã được đề cập, lãi suất danh nghĩa và cả lãi suất thực đều biến động theo chu kỳ, chúng lên cao khi nền kinh tế hưng thịnh và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái.
04:32, 30/09/2015
00:52, 30/09/2015
15:59, 29/09/2015