24/11/2024 | 20:21 GMT+7, Hà Nội

Các loại Vitamin dưỡng da bị khô vào mùa lạnh

Cập nhật lúc: 11/12/2015, 11:20

Vào mùa đông lạnh, thời tiết hanh khô, việc da mặt, môi bị khô khó tránh khỏi. Một số người tình trạng khô da trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt. Để cải thiện tình hình, hãy chú ý sử dụng các loại thực phẩm, nước uống, bổ sung vitamin phù hợp để khắc phục tình trạng da khô nứt nẻ mùa đông lạnh.

Vitamin A

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, đóng vảy. Lưu ý rằng vitamin A là vitamin tan trong chất béo. Vì vậy bạn đừng quên bổ sung những chất béo lành mạnh giúp hấp thụ vitamin này một cách tốt nhất.

Chất béo lành mạnh

Chất béo omega-3, 6 cần thiết để giữ ẩm cho da, tạo rào cản để giữ nước giúp da mềm, ẩm. Đừng lo lắng vì những chất béo lành mạnh này sẽ không làm bạn tăng cân.

Chất béo omega-3, 6 cần thiết để giữ ẩm cho da, tạo rào cản để giữ nước giúp da mềm, ẩm. Đừng lo lắng vì những chất béo lành mạnh này sẽ không làm bạn tăng cân.

Vitamin nhóm B

Nó là vitamin quan trọng giúp làn da căng mịn, chống lão hóa. Thiếu hụt vitamin nhóm B có thể gây ra khô sạm da.

Nó là vitamin quan trọng giúp làn da căng mịn, chống lão hóa. Thiếu hụt vitamin nhóm B có thể gây ra khô sạm da.

Vitamin C

Tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giữ nước làm ẩm từ sâu bên trong cho da.

Tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giữ nước làm ẩm từ sâu bên trong cho da.

Vitamin E

Giúp bảo vệ da khỏi những tấn công của gốc tự do và giúp tái tạo lớp da bề mặt mềm mịn, chống khô ráp.

Giúp bảo vệ da khỏi những tấn công của gốc tự do và giúp tái tạo lớp da bề mặt mềm mịn, chống khô ráp.

Lưu ý rằng bạn nên ăn uống một cách điều độ, không lạm dụng các loại vitamin này.

Dù biết rằng vitamin rất tốt cho cơ thể nhưng khi sử dụng cũng cần phải có những chỉ định cụ thể chứ không thể sử dụng hay lạm dụng vitamin một cách bừa bãi.

Việc lạm dụng vitamin có thể dẫn tới tình trạng lợi ít hại nhiều hoặc lãng phí một cách không cần thiết, thậm chí gây ngộ độc vitamin.

Hiện vitamin được bổ sung theo 2 đường:

- Sử dụng đường uống: đơn giản, thuận tiện, dễ dùng, tuy vậy hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào khả năng hấp thu qua đường ruột.

Do vậy có những bệnh ở bộ máy tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu này thì không nên dùng đường uống.

Trong các trường hợp chỉ cần bổ sung viatmin hỗ trợ thêm cho chế độ ăn thì chỉ nên dùng đường uống là phù hợp.

- Sử dụng đường tiêm: có hai đường là tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch được áp dụng cho các trường hợp không thể uống hay cần phải bổ sung vitamin để điều trị cấp bách các bệnh thiếu vitamin như: bệnh phù và yếu cơ do thiếu vitamin B1; bệnh Scorbut do thiếu viatmin C...

Song dùng thuốc đường tiêm thường gây đau và cần thận trọng với những người mắc bệnh máu hoặc có rối loạn đông máu.

Ngoài ra dùng đường tiêm, nhất là tiêm tĩnh mạch, có thể gây sốc thuốc với những người có cơ địa dị ứng và chưa dùng thuốc bao giờ.