19/01/2025 | 13:18 GMT+7, Hà Nội

Các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh “bệnh sởi”

Cập nhật lúc: 19/04/2019, 02:21

WHO cảnh báo mọi khu vực trên thế giới đều đang đối mặt với dịch sởi, đối tượng chủ yếu là trẻ em. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết và có những cách nào để phòng tránh bệnh sởi?

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng... có nhiệt độ khoảng 56 độ C. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...

cac dau hieu nhan biet va cach phong tranh benh soi
Ngày 16/4, WHO cảnh báo mọi khu vực trên thế giới đều đang đối mặt với dịch sởi

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Nhiều câu hỏi đặt ra là bệnh sởi có lây không ? Câu trả lời là bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện: Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại...Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh

Lây gián tiếp: Trường hợp này ít gặp bởi virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Đối tượng nào có thể mắc bệnh?

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm chủng đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (< 3="" tuổi).="" bệnh="" sởi="" làm="" suy="" yếu="" sức="" đề="" kháng="" của="" cơ="" thể="" cho="" nên="" thường="" kèm="" theo="" biến="" chứng="" như="" viêm="" phổi,="" viêm="" tai,="" tiêu="" chảy="" gây="" nên="" bởi="" vi="" khuẩn="" gây="" bệnh="" có="" điều="" kiện.="" những="" bệnh="" này="" khi="" mắc="" cùng="" bệnh="" sởi="" có="" diễn="" biến="" rất="">

Bệnh sởi có những dấu hiệu gì?

cac dau hieu nhan biet va cach phong tranh benh soi
Dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đềi có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban

Dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đềi có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong...Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần

Có những cách nào để phòng tránh bệnh sởi?

1. Tiêm chủng

Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.

Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân:

Sử dụng khẩu trang N95 cho người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế

Thời gian cách ly từ lúc nghi ngờ sởi đến ít nhất sau khi phát ban 4 ngày

Tăng cường vệ sinh các nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng.

cac dau hieu nhan biet va cach phong tranh benh soi
 

2. Giữ vệ sinh nơi ở là cách phòng bệnh hiệu quả

Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày một lần để đảm bảo sạch sẽ, nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh … Có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh … để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.

3. Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho mọi người trong gia đình

Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày với nước ấm có pha các loại thảo dược như bồ kết, lá mùi hoặc lá trà xanh …, thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch lưỡi cho bé bằng tưa lưỡi, tra thuốc muối sinh lý vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé.

Người lớn trong gia đình phải vệ sinh cá nhân mỗi ngày, thay quần áo thường xuyên và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi tiếp xúc với trẻ.

4. Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày, nếu là khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất.

Hạn chế, tránh xa tiếp xúc với những người đang mắc bệnh. Nếu có nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi … cần phải vệ sinh sạch và thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình.

Không cho trẻ tiếp xúc các trẻ đang bị bệnh sởi để tránh lây nhiễm.

Tránh xa khu vực gần bệnh viện là ổ dịch như bệnh

5. Nhận biết bệnh dịch sởi và tránh xa

Phải chú ý tới người xung quanh xem có ai có biểu hiện mắc bệnh gì liên quan tới sởi không? người đó có tiếp xúc với người đang mắc sởi không? Nếu nghi ngờ thì không nên cho trẻ đến gần khu vực đó hoặc yêu cầu người đó rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

6. Tuyên truyền cách phòng tránh bệnh dịch sởi

Cùng giúp mọi người hiểu rõ hơn về dịch bệnh sởi, cách phòng tránh và sự nguy hiểm của sởi.

Hướng dẫn trẻ cách nhận biết về bệnh sởi hay những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh thì cần lưu ý không tiếp xúc với bạn đó nữa để tránh việc lây nhiễm bệnh vào người.

Tiêm đủ hai mũi phòng bệnh sởi cho bé.

7. Tăng cường bổ sung chất bổ tăng sức đề kháng cho bé

Tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi … nhưng phải mua ở những nơi bán hoa quả có uy tín, đảm bảo, tránh mua hàng trung quốc.

Nếu bé bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm cho bé, thuốc hay sử dụng là Aerius nhưng luôn có sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị phù hợp theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của trẻ.

Cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản … thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé…

Luôn giữ ấm cho bé, tránh để bé ra ngoài trời gió to lạnh, hay tránh để bé ra ngoài trời nắng to, và những nơi bụi bẩn…

Nguyễn Sinh