21/11/2024 | 23:02 GMT+7, Hà Nội

Bức xúc vì Google Translate dịch bậy Tiếng Việt

Cập nhật lúc: 10/09/2015, 04:51

Khi gõ từ "thông thoáng" lên công cụ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, người dùng không khỏi bất ngờ về kết quả.

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ những hình ảnh về công cụ Google Dịch nổi tiếng của Google khi công cụ này đột nhiên dịch dịch thuật một từ tiếng Việt sang một câu khác có cấu trúc lạ.

Cụ thể là khi các bạn sử dụng công cụ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và gõ vào từ "thông thoáng", một nội dung rất lạ sẽ hiện lên.

Cộng đồng mạng chia sẻ định nghĩa nhầm lẫn về từ

Cộng đồng mạng chia sẻ định nghĩa nhầm lẫn về từ "thông thoáng" của Google Translate.

Theo đó, khi người dùng sử dụng Google Translate và thực hiện dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh cụm từ "thông thoáng" hoặc "thong thoang", kết quả trả về là "Ai biet *** :v" khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Hình ảnh được nhiều người chia sẻ thời gian gần đây. Người dùng có thể báo lỗi dịch thuật này bằng cách nhấn vào ô

Hình ảnh được nhiều người chia sẻ thời gian gần đây. Người dùng có thể báo lỗi dịch thuật này bằng cách nhấn vào ô "Wrong?" ở góc phải bên dưới khung kết quả dịch thuật.

Thực tế, mặc dù là một trong những công cụ dịch thuật phổ thông trực tuyến được sử dụng nhiều nhất hiện nay, Google Translate không hoàn toàn có độ chính xác cao do hoạt động một phần với cơ chế đóng góp, kiểm tra nội dung bởi chính người dùng.

Theo đó, Google có kêu gọi người dùng tham gia vào cộng đồng hỗ trợ Google Translate với hai vai trò chính. 

Cụ thể, người dùng có thể tham gia dịch thuật các từ, cụm từ giữa các ngôn ngữ với nhau, đồng thời người dùng cũng có thể tham gia xác nhận, kiểm tra lại các cụm từ đã được người khác dịch thuật là đúng hay sai. Dưới cơ chế này, lỗi dịch thuật hoàn toàn có thể xảy ra như trường hợp của từ "thông thoáng" nói trên.

Thêm vào đó, nhiều từ ngữ xuất hiện trên công cụ dịch của Google cũng chưa được khai phá hết thế nên rất nhiều cụm từ ít gặp, Google sẽ yêu cầu người dùng đóng góp để hệ thống hoàn thiện hơn. Đây chính là một trong những lý do tại sao từ "thông thoáng" với cách dịch... khó đỡ trên xuất hiện.

Giao diện người dùng cộng đồng Google Translate với hai vai trò chính là Translate (hỗ trợ dịch thuật) và Validate (kiểm tra).

Giao diện người dùng cộng đồng Google Translate với hai vai trò chính là Translate (hỗ trợ dịch thuật) và Validate (kiểm tra).

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, một bộ máy lớn như Google vốn có những thuật toán về tìm kiếm và dịch thuật vô cùng cao siêu và phức tạp sẽ không dễ gì để cho một vài người dùng vào Troll tất cả những người dùng khác như vậy.

“Đã thử và thành công”; “Thật không thể tin nổi”; “Khi Google bị troll”... hàng loạt những caption với nội dung chế giễu ông lớn Google được giới trẻ Việt truyền tay. Trên một số fanpage các bạn còn thi nhau chơi trò thách thức Google dịch đúng từ “thông thoáng” nhưng kết quả thì khiến cho mọi người không thể tin nổi.

Tính tới 00h10 (ngày 10/9), Google vẫn chưa sửa lại định nghĩa nhầm lẫn này.

Một số bạn còn thử với một từ khác là "hình lòng chảo" và kết quả Google Dịch cho ra cũng rất ngạc nhiên "concave".

 

Đây không phải lần đầu tiên những vụ việc như nên trên được ghi nhận. Trước đó vào năm 2011, cộng đồng mạng cũng từng tỏ ra rất thích thú khi dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt cụm từ "Nicki Minaj" (tên một nữ rapper nổi tiếng) và kết quả được trả về là "Đàm Vĩnh Hưng".

Như vậy, trái với những dự đoán của cộng đồng mạng về việc hệ thống dịch của Google bị hack hay đại diện từ phía công ty này cố tình "chơi xỏ" người dùng Việt Nam, lỗi nêu trên xuất phát từ chính người dùng từ khâu cập nhật thông tin cho tới đội ngũ duyệt các từ khoá được xuất hiện trên trang.

Trái ngược với Tiếng Anh, Google Search có thể dịch khá sát nghĩa từ "thông thoáng" trong Tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác, như Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc,...

Hằng ngày, có đến 500 triệu người trên toàn thế giới sử dụng công cụ này, hàng tỉ thao tác dịch được xử lý và 95% tỉ lệ truy cập đến từ bên ngoài nước Mỹ.Chức năng này đang hỗ trợ hơn 90 ngôn ngữ khác nhau và cho phép người dùng đóng góp qua 2 hình thức dịch và xác nhận./.