21/11/2024 | 20:23 GMT+7, Hà Nội

Bị nước vào tai thì làm thế nào?

Cập nhật lúc: 27/08/2020, 19:38

Khi tắm gội hoặc đi bơi do vô tình mà nước tràn vào lỗ tai khiến bạn có cảm giác khó chịu đồng thời nếu để nước lâu trong tai dễ gây ra các bệnh lý về tai khác. Vậy, bị nước vào tai thì làm thế nào?

Nước vào tai thường gây ra cảm giác nghe không rõ, lùng bùng, khó chịu đồng thời nếu bị nhiều lần và trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh về tai như viêm tai, ù tai, thối tai ... 

Khi nước vào, nút dáy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra chèn ép ống tai ngoài gây ù tai, nghe kém và đau tai. Nếu màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Vậy, bị nước vào tai thì làm thế nào để không gây hại cho tai?

Đi bơi hoặc tắm gội rất dễ khiến nước vào lỗ tai.

Đi bơi hoặc tắm gội rất dễ khiến nước vào lỗ tai.

Bệnh viêm ống tai ngoài sẽ xuất hiện nếu sau khi bị nước vào tai mà lau chùi nhiều, lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài gây viêm ống tai, biểu hiện giai đoạn đầu là ngứa rồi đau nhức ngày càng tăng.

Vì vậy, khi bị nước vào tai, bạn cần nhanh chóng đẩy nước ra khỏi tai càng nhanh càng tốt bằng một vài mẹo nhỏ sau: 

- Nghiêng đầu, kéo vành tai xuống lắc lắc là nước sẽ ra ngoài, phần nước còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài.

- Nghiêng người và nhảy lò cò thật mạnh về phía tai bị vào nước. 

- Dùng lòng bàn tay ấn mạnh vào lỗ tai bị vào nước và thả ra, lặp đi lặp lại một vài lần. 

Nhấn mạnh ngón tay hoặc bàn tay vào tai để lấy nước ra.

Nhấn mạnh ngón tay hoặc bàn tay vào tai để lấy nước ra.

- Hai lòng bàn tay lần lượt úp chặt hai tai, rồi đột nhiên buông ra, nghe thấy tiếng pooc, phương pháp này có tác dụng làm rung hai tai, làm cho tới khi cảm giác đã hết nước trong tai. 

- Lấy tay bịt tai không bị ngấm nước, vỗ vỗ vào tai và há miệng thật to để tạo áp lực đẩy nước ra.

- Nhỏ vài giọt ôxy già vào tai bị nước vào sau đó dùng que tăm bông lau sạch bên ngoài. Nước ôxy già có tác dụng sát trùng và bay hơi, do đó nó sẽ làm bay hơi cả nước ở trong tai. 

Lưu ý khi nước vào tai cần làm những động tác này càng sớm càng tốt để lấy nước ra, tránh để nước lâu trong tai sẽ gây bệnh.