18/01/2025 | 18:09 GMT+7, Hà Nội

Cách phát hiện và xử lý các vấn đề khi rỏ rỉ gas

Cập nhật lúc: 16/10/2015, 09:07

Bếp gas là công cụ đun nấu phổ biến của các gia đình song lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho tính mạng con người. Vì thế mỗi người cần nắm chắc cách phát hiện và xử lý các tình huống nguy hại từ khí gas để bảo vệ mình và những người xung quanh.

Nổ gas được coi là một trong những vụ nổ có sức công phá mạnh nhất và gây nguy hại tới tính mạng của con người trong phạm vi khá lớn. Điều này càng nguy hiểm hơn nữa khi trong bất cứ gia đình nào cũng có một bình gas và thông qua các hoạt động sinh hoạt thông thường của chúng ta đều có nguy cơ làm khí gas bị rò rỉ. 

Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí gas sẽ bắt cháy, gây nổ mạnh, nguy hiểm cho con người. 

Hay gặp nhất là các trường hợp do gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Kế đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hoặc chuột cắn đứt.

Khi đun nấu hoặc ở trong nhà, nếu phát hiện bếp gas có bất cứ biểu hiện nào dưới đây, hãy lập tức tắt bếp và khắc phục theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. 

Khi đun nấu nếu cảm thấy gas có vấn đề thì phải lập tức tắt bếp, khóa van gas.

Khi đun nấu nếu cảm thấy gas có vấn đề thì phải lập tức tắt bếp, khóa van gas.

1. Gas bốc mùi

- Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Lúc này cần khóa ngay van bình ga, hãy mở tung cửa để giảm bớt nồng độ của gas.

Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, nhiệt độ trong phòng tăng lên phải nhanh chóng mở toang cửa, dùng quạt tay quạt bớt nồng độ gas.

Nếu phát hiện ra chỗ gas bị rò thì lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ. 

Đặc biệt chú ý không bật tắt các thiết bị điện, tốt nhất là ngắt được nguồn điện từ xa, sau đó gọi ngay thợ sửa chữa đến kiểm tra. Đặc biệt chú ý không bật lửa lên xem; không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy.

Nếu gặp các sự cố về lửa cần tắt bếp để kiểm tra.

Nếu gặp các sự cố về lửa cần tắt bếp để kiểm tra.

2. Sự cố về nguồn lửa

Khi bếp ga không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài. Bạn cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại mâm chia lửa có bị đặt lệch không, lau khô sứ đánh điện của bếp hoặc kiểm tra có gì bị ảnh hưởng vào mâm lửa không?

Nước sạch cũng có thể gây đỏ lửa bất thường, vì thế đáy nồi ướt lửa cũng sẽ bị đỏ.

3. Bếp gas không bắt lửa

Bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa.

Khi lửa gas bị đỏ cần phải vệ sinh bếp gas.

Khi lửa gas bị đỏ cần phải vệ sinh bếp gas.

4. Lửa bị đỏ

 Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà bạn mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.

5. Lửa phát tiếng kêu

Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt.

Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

Thường xuyên lau chùi bếp gas sạch sẽ để hạn chế các vấn đề về gas.

Thường xuyên lau chùi bếp gas sạch sẽ để hạn chế các vấn đề về gas.

Nguyên tắc khi có bất cứ sự cố nào về rò rỉ gas rõ rệt, hãy lập tức tắt bếp, khóa van bình. Tuyệt đối không khởi động các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắc đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động. Sau đó tiếp tục xử lý theo mức độ nghiêm trọng của từng vấn đề.