Điện thoại bị rơi vào nước phải xử lý thế nào?
Cập nhật lúc: 09/11/2015, 07:44
Cập nhật lúc: 09/11/2015, 07:44
Điện thoại hiện nay được coi là vật bất ly thân của mọi người và thường có chứa nhiều dữ liệu quan trọng trong đó.
Trong trường hợp điện thoại bị hỏng hóc bất ngờ như rơi xuống nước hay ngấm nước mà chưa kịp sao lưu dữ liệu lại thì hậu quả khôn lường.
Hãy nhanh chóng làm theo các bước dưới đây để có cơ hội cứu được chiếc điện thoại của bạn nhiều nhất khi bất ngờ bị rơi xuống nước hoặc ngấm nước.
Đây là việc cần làm ngay bởi đối với thiết bị điện tử nói chung và điện thoại nói riêng, việc càng ngâm lâu dưới nước đồng nghĩa với “khả năng cứu vãn” của thiết bị đó sẽ càng giảm.
Đối với các máy có pin rời, chúng ta nên tháo pin ra ngay lập tức vì làm như vậy sẽ tránh tình trạng “chập mạch” và làm hư máy.
Đối với các máy có pin dính liền (thiết kế nguyên khối), bạn nên tắt nguồn ngay lập tức, sau đó làm các thao tác để máy văng nước bớt ra ngoài như lắc mạnh điện thoại.
Danh sách liên lạc có thể là thứ quan trọng nhất cần cứu. Ngoài ra, sim điện thoại có thể còn cả những dữ liệu khác.
Để cứu sim, chỉ cần lau sạch sim bằng giấy hoặc khăn khô. Sau khi tháo sim ra, nên nhớ đừng để sim dưới ánh sáng trực tiếp.
Nếu điện thoại có thẻ nhớ, bút cảm ứng hoặc bất cứ thiết bị đi kèm nào khác gắn liền thì hãy nhanh chóng tháo chúng ra khỏi điện thoại.
Hãy sử dụng một chiếc khăn khô mềm để lau sạch nước trên điện thoại. Hãy hạn chế dùng giấy vì nó có thể bị dính vào linh kiện.
Đối với các điện thoại có cấu trúc nhiều khe kẽ, bạn có thể sử dụng bông tăm để lau khô các bộ phận nằm sâu bên trong máy.
Cố gắng không di chuyển hay lắc máy quá nhiều vì nước có thể lan rộng đến những bộ phận khác.
Có thể dùng máy hút bụi một cách thận trọng để loại bỏ hơi ẩm bám lại bên trong di động. Khi dùng máy hút bụi nên để ý khoảng cách, quá gần có thể làm hư di động và không nên dùng quá 15 phút.
Bạn có thể cho điện thoại của mình vào thùng gạo, tủ chống ẩm hoặc có thể lấy các hạt chống ẩm (các gói nhỏ thường có trong các hộp bánh kẹo) cho vào một chiếc hộp, cho điện thoại vào và đậy kín lại.
Bạn có thể để điện thoại của mình trong môi trường trên trong khoảng vài tiếng tiếp theo.
Cuối cùng, bạn lắp pin và khởi động lại máy. Nếu điện thoại hoạt động bình thường, bạn nên nhanh chóng sao lưu toàn bộ dữ liệu vào máy tính và mang máy đến trung tâm bảo hành, sửa chữa sớm nhất để kiểm tra kỹ hơn.
- Để điện thoại vào tủ lạnh: Nhiều người nghĩ rằng đặt di động ướt vào tủ lạnh có thể làm khô hơi ẩm. Nhưng thực tế, cách này không có tác dụng bởi hầu hết các tủ lạnh là tự động và cách này có thể làm hại đến di động bị ướt.
- Để điện thoại vào tủ đông hoặc tủ mát: Đặt điện thoại ướt vào đây có thể làm hại màn hình LCD của di động.
- Dùng máy sấy tóc: Hơi thổi từ máy sấy có thể làm cho nước thâm nhập vào sâu bên trong di động và có thể làm hư thêm các thành phần và bảng mạch điện bên trong.
Bạn cũng nên nhớ đừng hong khô pin bằng hơi nóng từ máy sấy tóc. Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với nhiệt và có thể bị nổ.
- Dùng di động nếu màn hình vẫn còn mờ. Màn hình mờ cho thấy di động đó vẫn còn có dấu hiệu của hơi ẩm bên trong.
Nếu màn hình của di động bị ướt nước vẫn mờ thì bạn không nên lắp pin hay cắm sạc. Nên để di động ở trạng thái không sử dụng thêm vài ngay đến khi hơi ẩm bên trong màn hình hết hẳn.
11:00, 25/05/2016
15:05, 26/08/2015
11:37, 25/06/2015