22/11/2024 | 08:00 GMT+7, Hà Nội

BĐS 24h: Quận Ba Đình cấp phép công trình nhà dân 4 tầng hầm là đúng luật?

Cập nhật lúc: 13/11/2020, 19:00

Cấp phép công trình nhà dân 4 tầng hầm là đúng luật; 2 dự án cao ốc được cấp phép gần 30 năm nhưng chưa giao đất; dự án Kim Chung - Di Trạch nay sốt giá trở lại là những tin chính trong bản tin BĐS 24h hôm nay.

Quận Ba Đình - Cấp phép công trình nhà dân 4 tầng hầm là đúng luật

UBND quận Ba Đình vừa có văn bản báo cáo Sở Xây dựng liên quan đến việc cấp phép, điều chỉnh giấy phép xây dựng (GPXD) và giải quyết đơn tại phường Điện Biên đối với công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 Sơn Tây được quận Ba Đình cấp phép 5 tầng nổi nhưng có đến 4 tầng hầm gây xôn xao thời gian qua.

Quận Ba Đình - Cấp phép công trình nhà dân 4 tầng hầm là đúng luật

Ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình (người trực tiếp ký GPXD) cho rằng, việc UBND quận Ba Đình cấp GPXD là điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư và không vi phạm các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam…

Theo ông Tạ Nam Chiến, tại văn bản 6761 ngày 22/11/2019, của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc thông tin quy hoạch tại thửa đất lô B3, phường Điện Biên chấp thuận phương án xây dựng 4 tầng hầm.

Lãnh đạo UBND quận Ba Đình thông tin: Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Gara ô tô (QCXD 13:2018/BXD) quy định các gara ô tô trên mặt đất chỉ được phép xây dựng với chiều cao không quá 9 tầng, các gara ô tô ngầm không quá 5 tầng ngầm. Quy chuẩn không quy định chiều cao các tầng ngầm. Đồng thời, hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về chiều cao tầng hầm.

Ngoài ra, chủ đầu tư được UBND quận Ba Đình cấp sổ đỏ ngày 15/11/2018 với diện tích đất ở được cấp là 317,7m2 trong đó có 267,7m2 nằm ngoài chỉ giới đường đỏ, trong chỉ giới xây dựng là phần diện tích đất hợp pháp được phép xây dựng công trình. Do đó, việc chủ đầu tư đề nghị cấp GPXD nhà ở có quy mô 4 tầng hầm nằm trong ranh giới diện tích 267,7m2 là đúng quy định về ranh giới sử dụng đất.

UBND quận Ba Đình cũng cho rằng, phương án thiết kế đề xuất công năng sử dụng tầng hầm 4 để xe ôtô, tầng hầm 2 và 3 là diện tích kho chứa, tầng hầm 1 để xe máy. Chiều cao các tầng hầm 4, 3, 2, 1 là 3,3m là phù hợp với quy định.

Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng khi Hà Nội chưa có quy hoạch không gian ngầm thì việc cấp phép công trình nhà riêng lẻ lên đến 4 tầng hầm là không phù hợp.

2 dự án cao ốc được cấp phép gần 30 năm nhưng chưa giao đất

Hai dự án Saigon Center IV, V được cấp phép đầu tư năm 1993 nhưng đến nay, dự án Saigon Center IV chỉ mới có được 816m2/3.376m2 đất, trong khi đó dự án Saigon Center V khoảng 5.247m2 đất chưa bàn giao.

Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng việc điều chỉnh thời hạn hoạt động dự án trung tâm thương mại văn phòng căn hộ Saigon Center IV, V (TPHCM) sau 27 năm được cấp phép đầu tư nhưng chưa được giao đất.

Các dự án Saigon Center có vị trí đắc địa tại TPHCM.

Công ty TNHH Keppel Land Watco, chủ đầu tư các dự án Saigon Center là doanh nghiệp liên doanh được góp vốn bởi Tập đoàn Keppel Land (Singapore), Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn. Phía Việt Nam góp vốn vào các dự án Saigon Center IV, V bằng quyền sử dụng đất.

Nhưng đến nay, Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chưa bàn giao đủ quỹ đất để xây dựng dự án Saigon Center IV, V.

Diện tích đất chưa bàn giao để triển khai 2 dự án hơn 6.060m2, hiện đang được giao cho 4 đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải sử dụng.

Trước đó, Thủ tướng đã giao bộ này phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất thời hạn hoạt động các dự án Saigon Center IV, V và bảo đảm các dự án hoạt động có hiệu quả cho phía Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài.

Về nguyên nhân chậm giao đất thực hiện dự án, trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, UBND TPHCM cho biết đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ di dời các đơn vị trong phạm vi dự án. Nhưng đến nay TPHCM và Bộ Bộ Giao thông Vận tải chưa thống nhất được phương án di dời, đền bù nên chưa thể giao đất cho nhà đầu tư.

Vì vậy, TPHCM kiến nghị cho điều chỉnh thời hạn hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày bàn giao đất, theo quy định của Luật đất đai 2014.

Để gỡ vướng cho 2 dự án Saigon Center IV, V, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét cho điều chỉnh thời gian hoạt động 2 dự án là 50 năm, tính từ ngày dự án được bàn giao mặt bằng.

Đắp chiếu hơn thập kỷ, dự án Kim Chung - Di Trạch nay sốt giá trở lại?

Dự án KĐT mới Kim Chung - Di Trạch do Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng Vietracimex làm chủ đầu tư. Dự án thuộc địa bàn hai xã Kim Chung và Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) có quy mô 176,05 ha.

Được xây dựng từ hơn 10 năm trước, khu đô thị này được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt phía Tây TP Hà Nội. Thế nhưng, vì rất nhiều lý do, trong đó nổi bật là nguyên nhân chỉ xây nhà ở mà không có các tiện ích như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại kèm theo khiến nơi này bị "đóng băng" cả thập kỷ.

Trên thực tế, phía bên trong dự án này không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước đây, cỏ dại mọc tràn lan, hoang phế

Đáng nói, sau hơn một thập kỷ bị đắp chiếu, thời gian gần đây dự án này bỗng được rao bán ồ ạt, thậm chí từ đầu tháng 10/2020, dự án còn được thổi giá gấp đôi, gấp ba so với trước đây.

Trên thực tế, phía bên trong dự án này không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước đây, cỏ dại mọc tràn lan, hoang phế, hạ tầng kỹ thuật bên trong dự án không có nhiều biến chuyển.

Theo ông Bùi Văn Khiên - Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Hoài Đức cho biết, qua rà soát từ đầu năm 2020, lượng giao dịch thực tế của dự án Kim Chung - Di Trạch qua cơ quan thuế của huyện Hoài Đức rất ít. Còn thực tế việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn giữa các cá nhân với cá nhân tại các dự án này thì cơ quan thuế không thể nắm được.

Trong bảng báo cáo thị trường bất động sản trong quý 1 năm 2020, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá “có hiện tượng một số nhóm đầu cơ lợi dụng thông tin về việc đầu tư phát triển dự án của các tập đoàn để đẩy giá, tạo sự hỗn loạn trong thị trường nhằm mục đích trục lợi.

Dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch do Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng Vietracimex làm chủ đầu tư đã đóng băng hơn một thập kỷ do nhiều nguyên nhân, thế nhưng việc "sốt giá" tại dự án này ở thời điểm hiện tại khiến các chuyên gia bất động sản cũng như nhiều nhà đầu tư phải lo ngại. Bởi những cơn sốt đất nền "ăn theo" quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính thường sẽ kèm theo nhiều hệ luỵ. Liệu có cơ sở nào cho việc dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch sẽ được "hồi sinh trở lại" và hoàn thiện chỉ trong 18 tháng, sau hơn cả thập kỷ "chết đứng" vì không có hệ thống tiện ích đi kèm?

Ngoài dự án khu đô thị Kim Chung - Di Trạch tại Hà Nội, Vietracimex còn triển khai Dự án xây dựng Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (Hinode City) tại số 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Đáng chú ý, dự án này đã bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016. Theo đó, Vietracimex nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng; xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án không đúng quy định.

Giá nhà đất Hà Nội vẫn cao?

Theo báo cáo của Savills, thị trường nhà ở là phân khúc ổn định. Quá trình đô thị hóa, tăng trưởng dân số mạnh mẽ và quy mô hộ gia đình giảm tạo ra nguồn cầu về nhà ở. Tính đến 2020, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt 37% thấp hơn so với các nước Đông Nam Á (50%) và Châu Á (51%). Tốc độ đô thị hóa chậm cho thấy tiềm năng lớn cho sự phát triển trong tương lai."Cầu lớn trong khi đó nguồn cung các dự án trên thị trường hiện đang hạn chế là nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao" - Savills đưa ra kết luận.

Giá nhà dất  Hà Nội vẫn cao

Cũng theo bà Đỗ Thu Hằng, là giá căn hộ đang thu hẹp giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Mội số dự án căn hộ ở khu vực Mỹ Đình, dù không phải khu vực trung tâm, giá cũng đã được đẩy lên tới 50 - 60 triệu đồng/m2. Các chủ đầu tư đang tập trung vào yếu tố tiện ích để bù đắp những bất lợi về mặt vị trí được cho là lý do cho xu hướng này.

Báo cáo trước Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận: "Việc kiểm soát thị trường bất động sản của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương".

Một số chuyên gia, doanh nghiệp khẳng định, về lý thuyết hoàn toàn có thể làm nhà ở giá thấp 15 triệu đồng/m2, nhưng đây không phải là việc làm dễ, bởi giá nhà hiện tại đang ở mức quá cao và nhiều bất cập về chính sách chưa được tháo gỡ…

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, kinh tế trong nước hồi phục, có tăng trưởng dương, lực cầu sẽ được tiếp sức để thị trường bất động sản nóng ấm trở lại.

Nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai, tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra.

Tại các địa phương khác, nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu nằm ở các dự án đã triển khai trước đó. Các dự án mới phê duyệt sẽ được triển khai nhiều hơn, khi các địa phương ổn định bộ máy tổ chức sau Đại hội. Nhiều dự án đấu giá đất sẽ được triển khai tại các địa phương để tạo ngân sách đảm bảo sự đầu tư phát triển cho nhiệm kỳ mới.

"Lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa trong quý cuối năm sẽ tăng so với quý 3. Làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản cả nước, trong đó tác động đến mặt bằng giá các dự án, xu hướng vẫn tăng chứ không giảm" - ông Đính cho hay.

Quốc hội sửa luật cư trú, sổ hộ khẩu có giá trị tới năm 2022

Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) với 449/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,15% tổng số đại biểu Quốc hội).

Luật Cư trú (sửa đổi) được thông qua có gồm 7 chương với 23 điều, quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.

Có 266/402 đại biểu tán thành cho phép sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp được sử dụng đến hết ngày 31-12-2022

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận, đó là việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số đ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2021.

Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/ 12/2022.

Luật cũng giao Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.

Hà Nội đề xuất thử nghiệm mô hình kinh tế đêm vào cuối năm 2020

UBND TP sẽ nghiên cứu chính sách thực hiện một số mô hình thử nghiệm dạng sandbox như: kinh tế đêm, cải tạo nhà chung cư cũ. Đây là cơ chế thử nghiệm chính sách áp dụng cho việc ứng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam được Chính phủ bắt đầu khởi động từ 2019.

Trong đó, đáng chú ý, UBND TP sẽ nghiên cứu chính sách thực hiện một số mô hình thử nghiệm dạng sandbox như: kinh tế đêm, cải tạo nhà chung cư cũ.

Hà Nội đề xuất thử nghiệm mô hình kinh tế đêm vào cuối năm 2020

Bên cạnh đó, UBND TP cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thiện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ưu tiên triển khai lập 24 quy hoạch phân khu còn lại tại các đô thị vệ tinh, nhất là đô thị vệ tinh Hòa Lạc; quy hoạch các quận nội đô; quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống; hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và Phú Xuyên. Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Đôn đốc xây dựng và ban hành 34 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo kế hoạch.

Kiểm tra, rà soát củng cố hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện. Xây dựng quy định cụ thể hóa quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn. Đôn đốc tháo gỡ khó khăn để giao đất dịch vụ cho các hộ đủ điều kiện. Đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất, đôn đốc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch. Quản lý tốt các bến, bãi khai thác cát, sỏi; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 05 điểm mỏ đã được duyệt.