Bất ngờ về thủ phạm khiến không khí TP.HCM và cả Nam Bộ ô nhiễm nặng
Cập nhật lúc: 24/09/2019, 10:10
Cập nhật lúc: 24/09/2019, 10:10
Ô nhiễm không khí lan rộng khắp Bắc Bộ, Thái Bình, Bắc Ninh chạm ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng Ô nhiễm không khí khiến trẻ em tử vong sớm Nguyên nhân khiến không khí ở Ba Vì, Sóc Sơn ô nhiễm hơn nội đô Hà Nội |
TP.HCM chìm trong lớp sương mù ô nhiễm. Ảnh: Zing |
Cụ thể, từ ngày 18/9 đến ngày 23/9, ô nhiễm không khí đã xảy ra tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam Việt Nam. Các lớp sương mù dày đặc xuất hiện từ sáng đến chiều, bay lơ lửng trong không khí khiến tầm nhìn bị hạn chế. Kiểu thời tiết này kéo dàikhiến người dân liên tưởng đến hiện tượng “mù khô” từng xuất hiện vào đầu năm 2018 khiến nhiều người cảm thấy khó thở, chảy nước mắt khi đi ngoài đường.
Lúc 15h ngày 23/9, website Airvisual.com ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI ở một số nơi tại TP.HCM như: Thảo Điền (Quận 2) là 156, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (Quận 1) là 153… thuộc nhóm cảnh báo màu đỏ (thang 4 trong 6 thang bậc đo chất lượng không khí theo cách tính của Mỹ).
Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Việt Nam, AQI từ 100 đến 200 không khó thuộc nhóm chất lượng kém, những người mắc bệnh nhạy cảm như hô hấp, tim mạch nên hạn chế ra ngoài. Theo bảng phân cấp AQI của Mỹ, chỉ số AQI từ 150 đến 200, mọi người có thể bắt gặp một số vấn đề về sức khỏe, người nhạy cảm có thể gặp tác động nghiêm trọng hơn.
Chỉ số chất lượng không khí AQI của toàn bộ khu vực Nam Bộ chiều 22/9 vẫn ở mức cao. Ảnh: Zing |
Theo Trung tâm nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM), nguyên nhân chính khiến không khí TP.HCM và cả Nam Bộ mù đặc, ô nhiễm nặng được xác định liên quan đến vụ cháy rừng ở Indonesia. Ngày 18/9 có nhiều đám cháy rừng lớn và trên diện rộng tại Indonesia. Theo hướng gió với vận tốc gió, đơn vị này nhận định khoảng 2-3 ngày chất ô nhiễm sẽ bay tới TP.HCM. Đây là lý do khiến nồng độ ô nhiễm ngày thứ 6 (20/9) tăng đột biến.
Hai là độ ẩm trong không khí cao (hiện nay mưa nhẹ nên độ ẩm rất cao, 95-100%) và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết để hơi nước bám vào nên xuất hiện sương mù. Ngoài ra do trời không nắng nên không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất, tạo ra lớp nghịch nhiệt, làm các khí ô nhiễm nằm lớp sát mặt đất không phát tán lên cao được.
Ba là do phát thải từ hoạt động giao thông, công nghiệp và sinh hoạt của người dân.
"Để có được kết quả trên, chúng tôi tiến hành chạy mô hình truy tìm nguồn gốc ô nhiễm không khí theo 2 chiều. Tất cả cho thấy nguồn ô nhiễm xuất phát từ nguyên nhân cháy rừng tại Indonesia", Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu nhận định.
Đại diện Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ xác nhận có tình trạng ô nhiễm trong không khí nhưng chủ yếu do nguyên nhân tại chỗ như độ ẩm cao, các hoạt động giao thông, chưa đủ bằng chứng để xác định cháy rừng ở Indonesia liên quan đến hiện tượng mù tại TP.HCM.
Trả lời Zing, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết nếu do cháy rừng thì các trạm quan trắc phải ghi nhận được hiện tượng mù khô ở một số vùng biển.
Trong khi đó, trả lời Tuổi trẻ, một lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho biết "đang tổng hợp thông tin phản ánh về ô nhiễm không khí và chưa thể trả lời nội dung ô nhiễm không khí tại TP.HCM có phải do cháy rừng Indonesia lan sang hay không".
Những ngày qua, hàng loạt vụ cháy rừng diễn ra trên đảo Sumatra và Borneo, Indonesia. Khoảng 3.300 km2 rừng trên đảo Borneo và Sumatra đã bốc cháy. Jakarta đã phải triển khai hơn 9.000 người và 52 máy bay để đối phó, theo Economist. Indonesia và quốc gia láng giềng Malaysia đang cố gắng dập tắt ngọn lửa và xóa tan khói mù bằng cách tạo mây. Tuy nhiên, thời tiết khô ráo khiến việc kiểm soát đám cháy trở nên vô cùng khó khăn. Khói mù được cho là nguyên nhân gây ra hơn 200.000 ca nhiễm trùng đường hô hấp và khiến hơn 1.500 trường học ở Malaysia phải đóng cửa. Khói quá dày buộc hàng loạt chuyến bay phải hủy bỏ. Cháy rừng ở Indonensia cũng được cho nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Singapore và các thành phố của Malaysia khiến hàng nghìn trường học phải đóng cửa. Tại TP.HCM, cháy rừng ở Indonensia từng gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng vào năm 2015. |
08:00, 20/09/2019
11:00, 19/09/2019
15:16, 18/09/2019