Bảo đảm an toàn lao động: Không chỉ làm theo phong trào
Cập nhật lúc: 27/05/2020, 14:00
Cập nhật lúc: 27/05/2020, 14:00
Ông Nguyễn Hồng Dân |
Thưa ông, Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020 (từ 1 - 31/5) năm nay có điểm gì mới so với năm trước?
- Năm nay, do đại dịch Covid-19 xảy ra nên TP Hà Nội tạm dừng tổ chức phát động Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020, thay vào đó là các hoạt động khác. TP chỉ đạo các sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về ATVSLĐ từ người sử dụng lao động (SDLĐ), các nhóm đối tượng lao động, cho tới người dân để hiểu rõ, nắm chắc các quy định. Qua đó, nâng cao nhận thức của người SDLĐ và đối tượng lao động trực tiếp về công tác ATVSLĐ, để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, tổ chức các lớp tập huấn, những khóa huấn luyện về ATVSLĐ cho người SDLĐ và các nhóm đối tượng lao động. Để từ đó người SDLĐ hiểu biết, triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ tại DN.
Với những ngành luôn tiềm ẩn nguy cơ TNLĐ, yêu cầu về ATVSLĐ cho người lao động được thực hiện ra sao?
- Đúng là trên các công trình xây dựng, dự án công trình giao thông trên địa bàn TP có nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động lớn nhất. Năm 2019, toàn TP có 33 vụ TNLĐ nghiêm trọng dẫn đến chết người thì trong ngành xây dựng chiếm 19 vụ, chủ yếu là ngã cao và vật rơi từ trên cao xuống, chiếm 40,6%. Chính vì thế, rất cần thiết phải tuyên truyền, tổ chức huấn luyện, tập huấn, trang bị kiến thức cho người lao động, nhất là những đối tượng vận hành, sử dụng máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ ở các đơn vị, DN. Những việc này phải được làm thường xuyên chứ không phải theo phong trào, định kỳ. Năm nay, chúng tôi tập trung vào nhóm đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các làng nghề, DN nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh sử dụng những máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Với những DN chưa thực hiện công tác ATVSLĐ, chúng tôi lập biên bản, giao nhiệm vụ cho cấp xã, phường giám sát, sau một thời gian theo quy định đến kiểm tra xem những lỗi đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ ra đã được khắc phục, xử lý chưa. Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân |
Việc này phải thông qua công tác tuyên truyền phổ biến của các cấp, ngành để nâng cao ý thức của người SDLĐ và người lao động. Theo quy định của Luật ATVSLĐ, tất cả đối tượng lao động có hợp đồng đều phải được tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ để thực hiện đúng. Chúng tôi sẽ có các phương pháp kiểm tra. Nếu DN không không thực hiện nghiêm quy định về ATVSLĐ sẽ bị xử phạt. Về việc này, không chỉ TP mà các cấp, ngành, quận, huyện, phường, xã cũng phải đi kiểm tra.
Năm 2019, Sở LĐTB&XH Hà Nội lập các đoàn đi kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ, đến nay tình hình có cải thiện?
- Qua nhiều năm thực hiện ATVSLĐ, người SDLĐ đã nâng cao nhận thức. Chính vì thế, gần như các DN, đơn vị thực hiện đúng quy định ATVSLĐ cũng như cải thiện điều kiện lao động, trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động. Đặc biệt, khi chúng tôi đi kiểm tra các công trình xây dựng và cho thấy thực hiện nghiêm túc. Chỉ có một số đơn vị chưa nắm rõ nên thực hiện chưa bảo đảm theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, phòng chống dịch bệnh Covid-19 là một nội dung trong công tác thực hiện ATVSLĐ. TP đã có chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, DN bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Về việc này, các DN thực hiện rất tốt, bởi nếu một người nhiễm thì tất cả người lao động phải nghỉ làm, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xin cảm ơn ông!
08:38, 27/05/2020
08:35, 27/05/2020
08:00, 27/05/2020