19/01/2025 | 02:14 GMT+7, Hà Nội

Bánh trung thu handmade có thể bị phạt 60 triệu đồng nếu không ghi nhãn

Cập nhật lúc: 24/08/2019, 20:00

Nhiều người sản xuất bánh Trung thu handmade quy mô không lớn nên thường không làm nhãn mác cho sản phẩm. Những sản phẩm không có nhãn mác này có thể bị xử lý theo quy định.

Càng gần đến Trung thu, trên các chợ, các trang mạng xã hội quảng cáo bánh Trung thu “nhà làm” với nhiều mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nên khá nhiều người chuộng những loại bánh này.

Nhiều năm nay, bánh trung thu handmade luôn được săn đón mỗi dịp Trung thu. Sức hút của loại bánh này ở chỗ mỗi chiếc bánh có hình thức riêng biệt, phù hợp với người mua cá tính, không giống với bánh được làm theo khuôn đại trà của các doanh nghiệp lớn.

banh trung thu handmade co the bi phat 60 trieu dong neu khong ghi nhan
Bánh trung thu handmade

Bên cạnh đó, người mua thường tin tưởng người làm bánh handmade lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn so với bánh làm công nghiệp.

“Hầu như năm nào tôi cũng mua bánh Trung thu của người quen làm.Tôi thấy an tâm khi mua những sản phẩm này vì nghĩ nhà người ta làm thì không bỏ phẩm màu nên không gây ngộ độc. Vì là bánh nhà làm nên nhiều người chỉ đóng vào bịch chứ không có nhãn hay tem gì” - chị Thanh Thúy chia sẻ.

Vừa qua, tại buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo ATTP trong sản xuất và tiêu dùng bánh Trung thu”, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Cục Trưởng Cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, quảng cáo về bánh Trung thu handmade có quy định chung là phải xin phép. Nhưng hiện nay có nhiều hình thức bán hàng đa kênh chưa quản lý được như trên mạng xã hội Zalo, Facebook...

"Với quy định truyền thống, chưa quản lý được toàn bộ việc quảng cáo của các hộ sản xuất trên nhiều kênh như trên. Tuy nhiên, về quy định, các hộ tuyên truyền quảng cáo phải chịu trách nhiệm", ông Lộc nói.

Việc bán bánh trung thu không có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường là hành vi vi phạm pháp luật nên khi bị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP:Như vậy, các sản phẩm bánh trung thu tự làm nếu không có nhãn mác, không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chỉ nên để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân còn khi muốn bán cho người khác thì bắt buộc phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và có nhãn hàng hóa theo quy định.

STT

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

1

Đến 05 triệu đồng

01 – 03 triệu đồng

2

Từ trên 05 – 10 triệu đồng

03 – 06 triệu đồng

3

Từ trên 10 triệu – 20 triệu đồng

06 – 10 triệu đồng

4

Từ trên 20 triệu – 30 triệu đồng

10 – 15 triệu đồng

5

Từ trên 30 triệu – 50 triệu đồng

15 – 25 triệu đồng

6

Từ trên 50 triệu – 70 triệu đồng

25 – 35 triệu đồng

7

Từ trên 70 triệu – 100 triệu đồng

35 – 50 triệu đồng

8

Từ trên 100 triệu đồng trở lên

50 – 60 triệu đồng

Như vậy, các sản phẩm bánh trung thu tự làm nếu không có nhãn mác, không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chỉ nên để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân còn khi muốn bán cho người khác thì bắt buộc phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và có nhãn hàng hóa theo quy định.

Hiện nay, việc kiểm soát thị trường bánh trung thu đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình trước, chỉ nên chọn mua bánh từ những thương hiệu uy tín, có bao bì, nhãn mác đầy đủ.

Nguồn: https://tbck.vn/banh-trung-thu-handmade-co-the-bi-phat-60-trieu-dong-neu-khong-ghi-nhan-45837.html