Bản tin BĐS 24h: Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nhà chung cư
Cập nhật lúc: 26/01/2021, 19:00
Cập nhật lúc: 26/01/2021, 19:00
Theo baoxaydung, vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 24/HĐND-ĐT gửi Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu báo cáo việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, vận hành nhà chung cư thương mại và chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô còn nhiều bất cập. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm có 25 tòa nhà chậm thành lập ban quản trị, 50 tòa nhà chưa bàn giao hồ sơ; quận Nam Từ Liêm có 34 tòa nhà chưa thành lập ban quản trị, 36 tòa nhà chưa bàn giao quỹ bảo trì; quận Thanh Xuân có 21 tòa nhà chưa bàn giao quỹ bảo trì…
Cụ thể, trên địa bàn thành phố có 845 nhà chung cư thương mại, đến nay mới có 632 tòa nhà thành lập được ban quản trị; 560 tòa nhà bàn giao hồ sơ; 399 tòa nhà bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị. Thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiểm tra 79 tòa nhà chung cư, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp với số tiền 860 triệu đồng.
Ngoài ra, Sở cũng tham mưu UBND thành phố ra văn bản yêu cầu 27 chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị; tham mưu 1 quyết định cưỡng chế kinh phí bảo trì đối với chủ đầu tư.
Cùng với đó, trình UBND thành phố ban hành quyết định ủy quyền cho UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế kinh phí bảo trì đối với 5 chủ đầu tư. Đến nay, thành phố đã ban hành 2 quyết định ủy quyền cho UBND quận Hà Đông và huyện Hoài Đức thực hiện.
Hy vọng, sau Văn bản số 24/HĐND-ĐT, trên cơ sở thực trạng còn hạn chế và những đề xuất, kiến nghị, Sở Xây dựng sẽ tham mưu với UBND thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo để công tác quản lý nhà chung cư có chuyển biến tích cực hơn.
Cụ thể, theo số liệu từ Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong năm 2020, thị trường căn hộ TP HCM có tổng 21.213 sản phẩm mở bán, giao dịch 13.043 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ đạt 61.2%. Lượng cung mới chào bán năm 2020 chỉ đạt 47,5% so với năm 2018 và 84,9% so với năm 2019.
Theo ghi nhận, thời điểm cận Tết âm lịch, chỉ một số dự án căn hộ "manh nha" thông tin ra thị trường, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Đông và phía Tây Tp.HCM. Đây được xem là nguồn cung làm "tươi sáng" cho thị trường căn hộ TP HCM trong năm 2021.
So với các năm về trước nguồn cung căn hộ bung thị trường BĐS TP HCM khá ít ỏi. Thường vào giai đoạn cuối năm là thời điểm nhộn nhịp nguồn cung để đón sức mua, dòng tiền cả năm nhưng hiện các dự án giới thiệu ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ TP HCM năm 2020 thấp nhất trong 5 năm. Nguồn cung sơ cấp quý 4/2020 đạt gần 11.300 căn, tăng 12% theo quý và 14% theo năm, trong đó 4 dự án mở mới và 12 giai đoạn tiếp từ các dự án hiện hữu, chiếm lĩnh 75% thị phần.
Tuy vậy, nguồn cung sơ cấp cả năm 2020 chỉ đạt hơn 25.300 căn, giảm mạnh 38% theo năm do nguồn cung mới hạn chế và lượng hàng tồn thấp. Phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm lĩnh nguồn cung cả năm với 65% thị phần.
Liên quan đến vấn đề này, Savills chỉ ra, trong quý 4/2020, lượng giao dịch đạt 8.600 căn, tăng 21% theo quý và tỷ lệ hấp thụ đạt 77%, tăng 5 điểm phần trăm theo quý. Một số dự án mới hoạt động tốt với tỷ lệ hấp thụ trung bình khoảng 80% mỗi dự án. Giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng ở tất cả các hạng. Nhiều dự án ở phân khúc cao cấp và trung cấp giá bán tăng lên đến 9% theo quý.
Do khan hiếm nguồn cung nên nhu cầu ở phân khúc căn hộ có dấu hiệu tích cực với tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 90%. Trong đó loại hình căn hộ trung cấp theo Savills tiếp tục dẫn đầu với 68% lượng giao dịch và đạt 93% tỷ lệ hấp thụ.
Còn theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, 6 tháng cuối năm là thời điểm căn hộ TP HCM có lượng cung và giao dịch tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm, tỉ lệ hấp thụ tốt. Covid-19 dường như không làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, giao dịch BĐS TP HCM. Lực cầu của thị trường BĐS tăng mạnh do sự dịch chuyển đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang BĐS. Đánh giá sơ bộ, lực cầu ngoài ngành chuyển vào BĐS TP HCM đang chiếm tỉ trọng khá lớn, ước đạt 30 - 40% tổng cầu đầu tư thị trường BĐS TP HCM.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay TP Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2011 - 2020. Tính đến tháng 12/2020, diện tích nhà ở bình quân toàn TP đạt 26,8 m2/người, vượt sớm mục tiêu đến năm 2020 (26,3 m2/người).
Cụ thể, năm 2020, Hà Nội hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội với 550.281 m2 sàn tương ứng với 5.348 căn hộ; 89 dự án nhà ở thương mại, tương ứng 6.571.944 m2 sàn, 53.644 căn hộ; 5 dự án nhà ở tái định cư, tương ứng 154.270 m2 sàn, 1.723 căn hộ.
Năm 2021, TP tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư các dự án mới; rà soát quỹ đất hình thành các dự án, khu nhà ở xã hội; sử dụng nguồn tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20%, 25% trong các khu đô thị, khu nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua.
Còn tại TP HCM, theo số liệu thống kê năm 2020 của Sở Xây dựng có 31 dự án được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai với tổng số 16.895 căn nhà, giảm 30,4% so với năm 2019.
Trong đó, có 7.114 căn nhà thuộc phân khúc nhà ở cao cấp, chiếm tỷ lệ 42,1% và tăng 15,9% so với năm 2019; Phân khúc nhà ở trung cấp có 9.618 căn, chiếm tỷ lệ 56,9% và tăng 66,2% so với năm 2019. Phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn, chỉ chiếm tỷ lệ 1%, giảm đến 98,6% so với năm 2019. Hiện thị trường thiếu nguồn cung loại hình nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, văn phòng kết hợp lưu trú…
Hiện Bộ Xây dựng cũng có định hướng phát triển các căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2 với một số giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, cơ chế huy động vốn...
Với những giải pháp được cho khá căn cơ của Bộ Xây dựng, theo các chuyên gia khi áp dụng vào thực tiễn sẽ là một động lực tốt nhằm thúc đẩy tăng nguồn cung về nhà ở trong thời gian tới, đồng thời làm giảm giá nhà, góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm bất động sản trên thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM đề nghị các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản xem xét tăng tỷ trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội. Mặc dù lợi nhuận thấp, nhưng có tính thanh khoản cao và ít rủi ro, góp phần cùng nhà nước giải quyết nhà ở cho cán bộ công chức, cán bộ lực lượng vũ trang, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, sinh viên và người nhập cư. Đồng thời cùng nhau phối hợp để kiểm soát giá nhà, không để tình trạng giá nhà tăng nóng, tăng ảo xảy ra trong năm 2021.
Theo laodong, trên thực tế, không có điều luật cụ thể nào quy định quyền yêu cầu của hộ dân đối với việc cải tạo chung cư xuống cấp. Tuy nhiên, tại Điều 4 Nguyên tắc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định:
"Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai thực hiện theo dự án, không thực hiện việc xây dựng lại đơn lẻ từng nhà (trừ trường hợp chung cư độc lập), bảo đảm phù hợp với yêu cầu tại Khoản 3 Điều 112 của Luật Nhà ở".
Như vậy, theo quy định trên, hộ dân cư không được tự ý cải tạo, sửa chữa nhà chung cư xuống cấp (trừ trường hợp là chung cư đơn lẻ).
Trong trường hợp hộ dân cư có yêu cầu cải tạo nhà chung cư xuống cấp thì có thể gửi yêu cầu về UBND cấp tỉnh (nơi có nhà chung cư), theo khoản 1 Điều 111 Luật nhà ở 2014:
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này".
Các trường hợp được phép cải tạo nhà chung cư
Theo quy định tại Điều 110 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp được phép phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại bao gồm:
- Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật Nhà ở 2014.
- Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Nhà ở 2014 theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
- Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 109 Luật Nhà ở 2014 nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.
Theo vnexpress, JLL Việt Nam cho biết, bất động sản công nghiệp đang tăng trưởng nóng nhất trong vài thập kỷ qua khi vẫn hút đầu tư xuyên suốt mùa dịch. Năm 2020, giá chào thuê đất công nghiệp đã tăng trung bình 7,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Và nhiều khả năng, đà tăng giá này trong 12 tháng tới sẽ bằng hoặc cao hơn năm 2020. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, bất động sản công nghiệp đang ở chu kỳ tăng giá nhanh.
Cùng quan điểm, SSI cũng dự báo giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam vẫn tiếp tục leo thang trong năm nay. Theo đó, giá đất khu công nghiệp ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 7-8% tại khu vực phía Nam và 5-6% tại khu vực phía Bắc. Theo SSI, một lợi thế rất lớn của Việt Nam là giá cho thuê đất khu công nghiệp thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực. Cụ thể là thấp hơn khoảng 25-30% so với Indonesia và Thái Lan - các quốc gia hưởng lợi từ dòng vốn FDI.
Ông Chí Vũ, Trưởng Bộ phận môi giới dịch vụ Khu công nghiệp Colliers International đánh giá, bất động sản công nghiệp là phân khúc hiếm hoi vẫn phát triển sôi động bất chấp đại dịch. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong năm 2021 khi Việt Nam liên tiếp có những tín hiệu vĩ mô tích cực. Việc hướng đến các mô hình quản trị thông minh hơn, tối ưu hóa nguồn lực hơn và góp phần đắc lực vào việc bảo vệ môi trường nên là ưu tiên của các nhà phát triển khu công nghiệp trong thời gian tới.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng nhận định, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục có tiềm năng phát triển mạnh trong năm 2021 nhờ vào chủ trương và chỉ đạo của Chính Phủ trong việc mở rộng các khu công nghiệp để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, những chuyển biến theo tình hình kinh tế thế giới cũng như chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là một điểm cộng cho chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của Savills, có 6 điểm sáng hỗ trợ cho sự bùng nổ của bất động sản công nghiệp trong thời gian tới. Thứ nhất, tầng lớp trung lưu và khu vực tư nhân năng động đang phát triển mạnh mẽ. Thứ hai, môi trường kinh doanh bền vững, chính trị ổn định. Thứ ba, Chính phủ tiếp tục duy trì các khoản chi tiêu để ngăn chặn dịch bệnh.
Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm và thúc đẩy nhanh. Thứ năm, các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ phát huy tác dụng tích cực. Thứ sáu, Việt Nam có vị thế tốt để phục hồi và phát triển thịnh vượng sau Covid-19. Chẳng hạn như Covid-19 đẩy nhanh làn sóng di dời khỏi Trung Quốc.
Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/tap-trung-chi-dao-cong-tac-quan-ly-nha-chung-cu-20201231000000538.html
19:00, 25/01/2021
19:00, 24/01/2021
19:00, 23/01/2021