19/01/2025 | 09:29 GMT+7, Hà Nội

8 trường hợp mẹ nên cẩn trọng khi tắm cho bé

Cập nhật lúc: 27/01/2016, 07:18

Tắm không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày mà đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời cho bé, giúp bé ngủ ngon, giảm đau đớn và dễ chịu hơn.

Đọc thêm:

                  >> 6 sai lầm mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ mùa đông             

                 >> 9 lưu ý của mẹ Nhật khi nuôi dạy trẻ

Tắm không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày mà đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời cho bé, giúp bé ngủ ngon, giảm đau đớn và dễ chịu hơn.

Hơn nữa, thông qua những động tác vuốt ve của mẹ, sẽ giúp máu huyết của bé lưu thông tốt hơn. Điều này rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây mẹ không nên cho bé tắm ngay vì có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

1. Sau khi tiêm chủng

​Sau khi tiêm phòng vắc xin trên da em bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sưng tấy cho vùng tiêm. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.

Điều này không tốt cho em bé. Vì thế, mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cần cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, hoặc dùng khăn lau người cho bé thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.

Xem thêm: 14 loại vắc-xin mà cha mẹ bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Không nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng

Không nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng

2. Trẻ bị sốt cao

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tắm sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ thấp, nên có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học, khi trẻ bị sốt cao trên 37 độ C nếu tắm cho bé, trẻ dễ bị ớn lạnh, các lỗ chân lông sẽ co lại khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao hơn.

Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật. Vì lúc này các cơ quan như huyết quản, mao mạch da toàn thân nở ra, gây xung huyết, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan nội tạng của bé nên rất nguy hiểm cho trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo phải đợi sau 48 giờ bé hạ sốt mới được tắm cho trẻ. Vì nếu tắm sớm trẻ dễ bị nhiễm phong hàn, cơn sốt có thể tái phát lại.

​Để hạ sốt an toàn cho bé các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm nóng cho trẻ, kèm theo uống thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nếu cần thiết để chống mất nước và kiệt sức cho bé.

Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.

Có thể bạn muốn biết: 10 điều cha mẹ nên và không nên làm khi trẻ bị sốt

Em bé bị sốt cao không nên tắm ngay trẻ dễ bị ớn lạnh

Em bé bị sốt cao không nên tắm ngay trẻ dễ bị ớn lạnh

3. Sau bữa ăn

​Sau bữa ăn, lúc này dạ dày của bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay trẻ dễ bị nôn ói, gây hại cho dạ dày.

Chưa kể đến, sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nỡ, làm máu dồn ứ về vùng da nhiều hơn trong khi đó máu lưu thông đến hệ tiêu hóa lại giảm đi khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên, thời điểm lý tưởng để tắm cho bé là từ 1-2 giờ sau bữa ăn.

Sau bữa ăn không nên tắm cho bé ngay vì sẽ gây hại dạ dày của trẻ

Sau bữa ăn không nên tắm cho bé ngay vì sẽ gây hại dạ dày của trẻ

4. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy

Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ chỉ nên cho bé nằm yên một chỗ, hạn chế di chuyển và vận động. Nếu mẹ mang bé đi tắm cho sạch sẽ như thế sẽ khiến bé bị nôn ói nhiều hơn khi trẻ bị dịch chuyển liên tục. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Do đó khi trẻ nôn chớ, ỉa chảy cha, mẹ nên cho trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.

5. Da bị tổn thương

​Khi trẻ bị tổn thương dưới da như viêm loét, rách da, vết thương hở, lở loét… mẹ nên hạn chế tắm cho bé. Vì khi tắm vi khuẩn có trong nước sẽ xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và làm vùng lở loét lan rộng ra.

Cách tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước lau người cho bé, hạn chế tắm. Hoặc khi tắm dùng dụng cụ băng bó vết thương để tránh nước bắn vào.

Khi trẻ bị tổn thương ngoài da mẹ nên hạn chế tắm cho bé

Khi trẻ bị tổn thương ngoài da mẹ nên hạn chế tắm cho bé

6. Tắm ngay sau khi cho con ăn

Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tăm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1 -2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất

7. Tắm cho bé khi đói

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm cho con ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao.

Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.

8. Khi tắm cho trẻ sinh non, nhẹ cân phải hết sức cẩn thận

Những em bé sinh non, hoặc có trọng lượng dưới 2,5kg mẹ cần phải cẩn thận khi cho em bé tắm. Nên hạn chế tắm cho bé vì chất béo dưới da của trẻ rất mỏng, chức năng điều hòa thân nhiệt của bé không được tốt nên rất nhạy cảm với những biến đổi về nhiệt độ của môi trường sống xung quanh.

​Với những em bé này, mẹ chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho bé sẽ tốt hơn. Chú ý khi tắm hoặc vệ sinh cho bé, không nên đặt bé ở những nơi có nhiều cửa, gió lùa vào mà hãy tắm cho bé ở trong phòng kín.

Em bé sinh non mẹ cần phải cẩn thận khi tắm cho bé

Em bé sinh non mẹ cần phải cẩn thận khi tắm cho bé