8 loại thực phẩm càng ăn càng hại thận, trẻ nhỏ nên tránh xa
Cập nhật lúc: 10/08/2018, 12:12
Cập nhật lúc: 10/08/2018, 12:12
Thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Bước sang tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn.
Dưới đây là 8 thực phẩm nếu tiêu thụ hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận:
Muối chứa nhiều natri, làm huyết áp của bạn tăng lên. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy hấp thụ lượng muối nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận.
Nếu chức năng thận của bạn có vấn đề, khế là loại quả bạn tuyệt đối nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi các nhà khoa học đã phát hiện, khi một người có chức năng thận bình thường đang trong trạng thái đói hoặc ra nhiều mồ hôi (cơ thể trong tình trạng thiếu nước), nếu người đó hấp thụ một lượng lớn nước khế chua sẽ khiến serum creatinine tăng cao đột ngột, dễ dẫn đến suy thận cấp.
Đặc biệt, người mắc các bệnh lý liên quan đến thận không nên ăn quá nhiều khế. Bởi loại quả này chứa các độc tố thần kinh, gây ảnh hưởng tiêu cực tới bộ não và các dây thần kinh, làm tăng nguy cơ phát sinh các triệu chứng như đầu óc không tỉnh táo, cả người bải hoải rã rời, tay chân tê dại, thậm chí hôn mê.
Còn đối với người suy thận, việc chỉ ăn một quả khế cũng dễ dàng khiến bệnh nhân trúng độc, trường hợp nặng có thể biến chứng chuyển thành chứng tăng urê huyết, thậm chí tử vong.
Mỗi khi cơ thể mệt mỏi hoặc có dấu hiệu cảm cúm, bạn thường uống viên sủi để tăng cường sức đề kháng. Có người còn bổ sung chúng hàng ngày thay cho các loại nước ép giàu vitamin C.
Theo một nghiên cứu từ Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, việc uống C sủi hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận ở nam giới. Nguyên nhân là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính của sỏi thận.
7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận mà bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều - Ảnh 9.Với nồng độ đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo cao, caffein và axit photphoric, những đồ uống này không tốt cho thận của bạn theo nhiều cách.
Đồ uống có ga, chẳng hạn như nước ngọt và nước giải khát năng lượng, có liên quan đến sự hình thành sỏi thận cũng như bệnh thận. Với nồng độ đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo cao, caffein và axit photphoric, những đồ uống này không tốt cho thận của bạn theo nhiều cách.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trong Tạp chí dịch tễ học Epidemiology cho thấy uống từ 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Đồng thời, lượng soda dư thừa có thể góp phần tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, do đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Thay vì hãy uống nước ngọt có ga, hãy uống nước lã với chanh hữu cơ hoặc trà đá tự chế để làm dịu cơn khát của bạn.
Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao có thể gây tổn hại cho các mô thận, giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, từ đó dẫn đến tổn thương hoặc suy thận. Nếu bạn có thói quen uống thuốc giảm đau mỗi khi bị đau nhẹ, sốt hoặc cảm lạnh,.. thì hãy suy nghĩ lại nhé.
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, mang lại cho cảm giác tỉnh táo, minh mẫn cho người uống. Tuy nhiên, trà cũng chứa hàm lượng flo cao. Trong khi đó, thận lại là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc bài tiết.
Bởi vậy, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến lượng flo vượt quá khá năng bài tiết của thận và lắng đọng trong cơ thể, dễ gây nhiều nguy hại đối với thận nói riêng và cơ thể nói chung.
Các loại chấm và nước sốt không thể thiếu trên bàn ăn người Việt. Tuy nhiên, chúng chứa đầy natri, chất gây cao huyết áp và cũng dẫn đến nguy cơ bệnh thận.
Tiêu thụ quá nhiều rượu dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.
08:19, 26/08/2020
00:00, 10/08/2018
11:21, 09/08/2018
07:20, 09/08/2018
02:39, 09/08/2018
22:09, 07/08/2018
08:35, 07/08/2018