7 phương pháp xử trí khi trẻ phạm lỗi cha me tuyệt đối không nên làm
Cập nhật lúc: 28/01/2016, 01:22
Cập nhật lúc: 28/01/2016, 01:22
Để hiểu được tâm lý trẻ con và giáo dục chúng một cách đúng đắn không phải cha mẹ nào cũng biết. La mắng, quát tháo, hét vào mặt trẻ,… là những cách xử lý sai lầm mà nhiều cha mẹ thường mắc phải khi trẻ phạm lỗi.
La mắng, quát tháo, hét vào mặt trẻ là một trong những cách xử lý sai lầm mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng mắc phải trong quá trình dạy con.
Tất nhiên phản ứng này của cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu được, khi muốn “phủ đầu”, dọa cho con sợ, để con không còn khóc lóc, ăn vạ… đặc biệt là có nhiều người xung quanh.
Tuy nhiên, cách xử lý khi trẻ phạm lỗi này lại là hành động không nên làm nhất của cha mẹ khi muốn xử lý hành vi xấu ở trẻ. Bởi lẽ, việc la mắng, hò hét, quát tháo vào mặt trẻ là thể hiện sự không tôn trọng trẻ và trẻ cũng sẽ học được cách không tôn trọng bạn.
Trước mặt đông người, trẻ cũng sẽ có cảm giác tự ái, xấu hổ, và rất có thể bé sẽ càng phản ứng dữ dội hơn với cha mẹ. Do đó, thay vì la mắng con, quát tháo con, cha mẹ nên tìm cách giải quyết khác hợp lý hơn.
Đây cũng là lỗi mà không ít cha mẹ mắc phải khi xử phạt lỗi của trẻ. Cha mẹ cần kiên định, giữ vững lập trường của mình trước những lỗi lầm của con và thống nhất cách xử phạt, thay vì mềm lòng trước những giọt nước mắt, hay những lời ỉ ôi đáng thương của con.
Việc bạn thay đổi hình thức xử phạt trẻ không hợp lý, có thể khiến cho bé nghĩ rằng chúng có thể sử dụng mánh khóe, chiêu trò để không bị phạt, hoặc phạt nhẹ nhàng hơn.
Về lâu dài thì chính bạn cũng sẽ bối rối với việc nên xử phạt con bằng cách nào thì hợp lý nhất. Do đó, tốt nhất bạn nên xây dựng kỷ luật, thông báo rõ ràng với con về những hình phạt con phải thực hiện nếu mắc lỗi, và kiên định với cách xử lý ấy để trẻ thực hiện một cách nghiêm túc, có quy củ, rõ ràng, và chính xác.
Điều này cũng sẽ xây dựng tinh thần tự giác của con, khi mắc lỗi sẽ biết tự chịu phạt và không tái phạm nữa.
Nhiều bố mẹ có xu hướng áp dụng chung các hình thức xử phạt, kỷ luật cho mọi đứa trẻ mà không biết rằng mỗi một đứa trẻ sẽ có tính cách, thái độ, nhận thức riêng biệt.
Do đó, với mỗi hình phạt, lời răn đe, kỷ luật… mỗi bé sẽ có những cách tiếp nhận, phản ứng khác nhau. Có những bé sẽ dễ nghe lời hơn khi bạn tỏ thái độ ngọt ngào, dịu dàng bảo ban bé về việc mắc lỗi.
Nhưng có bé lại chỉ chịu lắng nghe và nghiêm túc thực hiện khi bạn tỏ rõ thái độ nghiêm khắc. Vì vậy, cha mẹ nên tránh việc áp dụng chung một kiểu kỷ luật cho các con.
Thay vào đó, cha mẹ nên quan sát thái độ, để ý tính cách của mỗi bé để có những cách xử lý phù hợp hơn khi trẻ mắc lỗi.
Xử lý lỗi của trẻ tùy theo trạng thái cảm xúc, không nhất quán một hình phạt cũng là một lỗi mà cha mẹ hay mắc phải mà không để ý.
Theo đó, cha mẹ có thể cho qua lỗi của trẻ nếu như đang vui vẻ, hoặc tăng nặng hình phạt cho trẻ nếu không may trẻ mắc lỗi vào đúng lúc cha mẹ đang giận dữ…
Các bậc phụ huynh nên thay đổi ngay lập tức cách xử lý này nếu không muốn bị mất uy tín, mất độ tin cậy trước trẻ. Điều này cũng khiến cho trẻ bị bối rối trước cách phản ứng tùy hứng của cha mẹ và không thực sự hiểu mình đã làm sai điều gì, bị phạt vì điều gì, và phải chịu phạt như thế nào.
Qua đó, cha mẹ cũng cần phải nắm rõ một nguyên tắc trong quá trình dạy con, đó là phải kiểm soát được tâm trạng của mình (cụ thể là cơn giận dữ) trước khi bàn tới chuyện xử lý hành vi không tốt ở trẻ.
Thay vì áp dụng các hình phạt, nói chuyện với trẻ không được tái phạm các hành vi không đúng, thì không ít bậc phụ huynh lại “động tay động chân”, đánh mắng trẻ khi trẻ mắc lỗi.
Đây là một sai lầm mà cha mẹ nên tránh mắc phải trong quá trình dạy con. Bởi đòn roi sẽ chỉ làm trẻ hoảng sợ và tỏ ra ngoan ngoãn tạm thời chứ không giúp trẻ thực sự hiểu được lỗi của mình và không tái phạm thêm.
Ngoài ra, việc áp chế, trừng phạt con bằng biện pháp mạnh hoặc sức ép “đòn roi”, bạn đang đưa trẻ vào thế bị động; buộc bé phải chấp nhận hình phạt dù thấy chúng thỏa đáng hay không.
Thêm vào đó, hành động bạo lực còn trực tiếp tước đi sự tin tưởng trẻ dành cho bố mẹ; và về lâu dài, có thể làm rạn nứt quan hệ gia đình.
Trẻ cũng có xu hướng khó tiếp nhận lời khuyên bảo của cha mẹ, và trở nên “lì đòn”, cứng đầu, ương bướng hơn nếu cha mẹ chỉ biết dùng đòn roi, bạo lực để răn dạy con.
“Động tay động chân” là việc rất không nên khi trẻ phạm lỗi, nhưng sự nhân nhượng, mềm mỏng không đúng lúc khi phạt con cũng là điều cha mẹ nên tránh khi muốn con trẻ nghe lời và không mắc phải những lỗi tương tự.
Bởi sự nhân nhượng, mềm mỏng của cha mẹ khi xử phạt con sẽ khiến cho con trẻ có suy nghĩ rằng, việc xử phạt là không cần thiết, cha mẹ có thể dễ dàng bỏ qua.
Về lâu dài, trẻ thậm chí còn có thể xem lại lời nói cùng những quyết định xử phạt của cha mẹ.
Do đó, cha mẹ cần chú ý phải thật rạch ròi, rõ ràng, cương quyết trong việc xử phạt bé, cả trong lời nói cũng như hành động để tạo nên “tiền lệ” tốt, khiến bé hiểu ra tầm quan trọng của việc tuân thủ yêu cầu từ bạn.
Có như vậy, bé mới có thể nhận thức được lỗi sai của mình và không tái phạm các lỗi sai này.
Bỏ qua quá trình thảo luận, nói chuyện trước khi tiến hành “xử lý” những lỗi sai của trẻ là sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải.
Trong khi đó, việc thảo luận với trẻ một cách rõ ràng về “nguyên nhân và hậu quả” sai phạm lại vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo tính công bằng từ những quyết định mà cha mẹ đưa ra cho trẻ, tránh việc trẻ cảm thấy không được tôn trọng, bị cha mẹ đối xử thiếu công bằng…
Ngoài ra, việc thảo luận với trẻ khi đã thực hiện xong hình phạt còn giúp cha mẹ hiểu xem liệu con đã tiếp thu và nhận thức thế nào về sai phạm của mình.
Trên đây là một số sai lầm mà cha mẹ nên tránh mắc phải khi trẻ phạm lỗi, để trẻ có thể hiểu được lỗi và có cách hành xử đúng đắn hơn, không tái phạm.
Bố mẹ nên giữ bình tĩnh, tìm hiểu kỹ càng nguyên nhân trẻ mắc lỗi và rạch ròi, cương quyết trong việc xử phạt trẻ. Bên cạnh việc xử phạt đúng lúc đúng chỗ khi bé mắc lỗi, cha mẹ cũng nên có những phần thưởng khích lệ, động viên mỗi khi bé làm đúng.
“Thưởng – phạt” rõ ràng cũng là một trong bí quyết hàng đầu giúp cha mẹ chủ động uốn nắn và giáo dưỡng con trẻ nên người.
01:10, 07/01/2016
07:21, 03/01/2016
20:48, 28/12/2015
13:05, 18/12/2015
20:00, 16/12/2015