18/01/2025 | 20:16 GMT+7, Hà Nội

6 nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt và chậm phát triển

Cập nhật lúc: 28/07/2016, 16:30

Trẻ hay ốm vặt là bởi hệ miễn dịch kém do không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những sai lầm tai hại của mẹ khi chăm sóc con khiến trẻ hay ốm vặt.

1. Cho con ăn nhiều đồ đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh khiến trẻ hay ốm vặt

Ăn đồ ăn nhanh khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ngăn cản hoạt động và ngày càng yếu đi

Ăn đồ ăn nhanh khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ngăn cản hoạt động và ngày càng yếu đi

Đôi khi do quá bận rộn hoặc vì chiều theo sở thích của con, nên mẹ thường xuyên để bé ăn những đồ đóng gói, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.

Tuy nhiên, trong các loại thực phẩm đóng hộp đã chế biến thường chứa hàm lượng chất bảo quản rất cao, dinh dưỡng lại nghèo nàn, nguồn chất béo chưa bão hòa lớn cùng quá nhiều muối và đường, khiến hệ miễn dịch bị ngăn cản hoạt động và ngày càng yếu đi.

Hàm lượng đường và muối trong cơ thể trẻ nếu quá nhiều cũng gây cản trở sự tiêu hoá của trẻ, khiến quá trình các tế bào bạch cầu tiêu diệt những vi khuẩn, vi rút có hại bị ngăn cản, dẫn tới trẻ hay ốm vặt.

Do đó, mẹ nên cho con ăn những món ăn tươi ngon, lành mạnh do chính tay cha mẹ chế biến tại nhà là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và dinh dưỡng để chống lại nguy cơ bệnh tật.

2. Để con thiếu ngủ

Trẻ thiếu ngủ sẽ suy yếu hệ miễn dịch dẫn tới trẻ hay ốm vặt

Trẻ thiếu ngủ sẽ suy yếu hệ miễn dịch dẫn tới trẻ hay ốm vặt

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể con tiết ra nhiều hormone sinh trưởng để trẻ phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh.

Xem thêm: Cuốn sách giúp trẻ ngủ nhanh bán chạy nhất trên Amazon

Ngược lại, nếu con bị thiếu ngủ, sẽ giảm khả năng sản sinh tế bào bạch cầu – tế bào giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, vi rút. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến trẻ hay ốm vặt hơn so với những trẻ khác.

3. Không khuyến khích con vận động thường xuyên

Vận động đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Vận động đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ cần cho con ăn nhiều, đủ chất là con sẽ khỏe mạnh. Nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu con chỉ ăn đầy đủ mà lười vận động thì cũng không có đủ sức để chống lại bệnh tật, dẫn đến trẻ hay ốm vặt.

Vận động đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, củng cố hoạt động của các chất kháng thể và tế bào bạch cầu trong người bé.

Chỉ cần rèn cho con đi bộ khoảng 15 phút mỗi ngày cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé làm việc tốt hơn. Đối với các bé nhỏ tuổi hơn, kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự.

Hạn chế để con ngồi lì trong nhà cả ngày chỉ để xem TV hay “dán mắt” vào màn hình cảm ứng - dễ khiến bé ù lì, chậm chạp và khó chống lại được sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút có hại.

4. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây hại sức khỏe của trẻ

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây hại sức khỏe của trẻ

Các khảo sát cho thấy, ngày càng có nhiều bậc phụ huynh tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Điều này vô cùng tai hại, bởi thuốc kháng sinh không được phép sử dụng bừa bãi và tự ý.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dùng thuốc kháng sinh làm giảm lượng cytokine – một loại hooc môn trong cơ thể đặc biệt cần thiết cho hệ thống miễn dịch.

Trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, vi rút.

Chưa kể việc dùng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, khiến bệnh trở nên khó chữa, vô cùng nguy hiểm.

Vì thế, khi trẻ ốm vặt hay có các triệu chứng nhẹ như ho, sổ mũi, cảm cúm… mẹ không nên cho con uống kháng sinh ngay lập tức.

Ban đầu hãy dùng các biện pháp đơn giản để làm giảm triệu chứng của con, nếu bệnh trở nặng hơn, ho, sổ mũi kéo dài kèm theo sốt thì nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý. Đừng tự ý làm bác sĩ để rồi vô tình làm hại con của mình.

Xem thêm: 3 thói quen dùng thuốc của mẹ có thể hại chết con

5. Dành ít tình cảm, sự quan tâm tới bé

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, con người càng có ít sự kết nối, liên lạc với những người khác (ở nhà, ở trường, ở nơi làm việc...) thì càng dễ mắc bệnh tật.

Vì thế, cha mẹ đừng quên thể hiện sự yêu thương, quan tâm đến bé yêu để bé được cung cấp nguồn “kháng sinh tình yêu” tự nhiên từ những người gần gũi nhất.

Bên cạnh đó, việc ôm hôn, vuốt ve, da-tiếp-da với trẻ nhỏ hàng ngày giúp cả người bé và bố mẹ tiết ra hooc-môn oxytocin, một loại hooc-môn “kì diệu”, có tác dụng kích thích tinh thần thư giãn, dễ chịu, giảm các yếu tố gây viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành những vết thương trên cơ thể.

6. Gia đình có người hút thuốc lá

Thuốc lá vô cùng có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hút thuốc lạ thụ động (hít khói thuốc lá từ người khác) còn có hại hơn rất nhiều so với hút thuốc lá chủ động.

Vì thế, nếu trong gia đình có người hút thuốc lá, thì trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, hệ miễn dịch suy yếu khiến trẻ hay ốm vặt và có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Do đó, các gia đình có con nhỏ nên từ bỏ hoàn toàn thuốc lá và không hút thuốc trước mặt trẻ nhỏ.